Ai Cập trước nguy cơ nội chiến
Bất chấp những tổn thất nặng nề về nhân sự cùng sự phản đối ngàycàng tăng trong công chúng Ai Cập, ngày 25/8, Tổ chức Anh em Hồi giáo, đã tiếp tục phát động thêmnhiều cuộc tuần hành mới với quy mô nhỏ, tại một số địa phương khác nhau để lên án Chính phủ lâmthời và đòi phục chức cho ông Morsi.
Tại thủ đô Cairo, những người biểu tình tập trung tại một quảngtrường nhỏ ở quận Maadi, gần trụ sở Tòa án Hiến pháp tối cao ở phía nam Cairo. Cuộc biểu tình, vớikhoảng 300 người tham gia, đã kéo dài tới khoảng 1h sáng ngày 26/8. Còn tại Alexandria, thành phốcảng lớn nhất phía bắc Ai Cập, những người biểu tình tập trung trên một đoạn phố dọc biển Địa TrungHải, mang theo ảnh của Tổng thống bị truất quyền Morsivà các biểu ngữ lên án "Chính quyền đảochính".
Người biểu tình ủng hộ ông Morsi (Ảnh: Reuters) |
Một số cuộc biểu tình quy mô nhỏ do Tổ chức Anh em Hồi giáo phátđộng cũng được ghi nhận kéo dài tới giữa đêm 25/8 tại một số địa phương của Ai Cập. Tất cả các cuộcbiểu tình nói trên đều không dẫn tới bất kỳ hành động đụng độ nào với lực lượng an ninh hay dân cưđịa phương.
Về phần mình, lực lượng an ninh Ai Cập ngày 25/8 tiếp tục tiến hànhbắt giữ thêm nhiều thành viên của Tổ chức Anh em Hồi giáo tại một số địa phương khác nhau, theolệnh của cơ quan Công tố.
Chiến dịch bắt giữ mới nhất được tiến hành đúng vào ngày Tòa ánhình sự Cairo bắt đầu phiên xét xử đầu tiên nhằm vào một số lãnh đạo của Tổ chức Anh em Hồi giáo,trong đó có lãnh đạo tối cao của tổ chức này là ông Mohamed Badea cùng 2 phó tướng là các ôngYoussef Talaat và Hassan Maleik. Các nhân vật này phải đối mặt với nhiều cáo buộc khác nhau, trongđó có cáo buộc kích động bạo lực và giết hại người biểu tình.
Nhiều người lo ngại rằng, việc bắt giữ các thành viên của tổ chứcAnh em Hồi giáo cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa đàm phán hòa giải dân tộc ở Ai Cập đang dần khéplại. Thực tế này có thể dẫn đến nguy cơ Anh em Hồi giáo sẽ có những động thái liên kết với nhữngphần tử Hồi giáo cực đoan của nước ngoài trong nỗ lực giành lại quyền lực.
Trong một diễn biến khác, cựu Tổng thống Hosni Mubarak sắp được thảdo, các công tố viên đã xóa cáo buộc tham nhũng cho ông. Diễn biến mới này được cho là có thể sẽlàm phức tạp hơn tình hình, nhất là khi chính phủ lâm thời Ai Cập gần như không để cho tổ chức Anhem Hồi giáo một cơ hội có tiếng nói trên bàn đàm phán. Trong khi đó, lực lượng Anh em Hồi giáo lạituyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng để hạ bệ chính quyền được thành lập sau cuộc đảo chính quânsự.
Chính phủ lâm thời Ai Cập bị bỏ rơi?
Ngày 21/8, EU đã họp khẩn cấp và quyết định ngừng bán thiết bị anninh và vũ khí cho Ai Cập. Trước đó, ngày 20/8, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama cũng tuyên bốxem xét lại các nguồn quỹ cho Ai Cập, theo đó, một số khoản viện trợ cho quân đội Ai Cập có thể bịtạm dừng. Những động thái này được cho là để phản đối sự kiện ngày 14/8, khi đất nước Ai Cập rungchuyển trước cuộc đụng độ được xem là đẫm máu nhất trong lịch sử.
Khung cảnh điêu tàn trên đường phố Ai Cập sau cuộc đàn áp của quân đội hôm 14/8(Ảnh: AP) |
Số tiền viện trợ mà Mỹ dành cho Ai Cập trung bình vào khoảng 1,55tỷ USD/năm và cho quân đội nước này là 1,3 tỷ USD/năm. Trong khi đó, EU là đối tác thương mại lớnnhất của Ai Cập với kim ngạch năm 2011 đạt gần 34,5 tỷ USD. Những con số này cho thấy Ai Cập chịusức ép của Mỹ và EU nhiều hơn bất cứ quốc gia Arab nào khác.
Trên phương diện ngoại giao, Mỹ đã tỏ sự ủng hộ Chính phủ của Tổchức Anh em Hồi giáo từ những ngày đầu khi tổ chức này thắng cử và nắm chính quyền,nhưng cho đếnnay, nhiều người không tin đó là ý muốn thực sự của Washington.
Mỹ cần một đồng minh đứng cùng chiến tuyến, trên mặt trận chống khủng bố toàn cầu, chống lại nhữngthành phần Hồi giáo cực đoan và có quan hệ tốt với các đồng minh khác của Mỹ như Israel, nhưng cóvẻ như Chính quyền của Tổng thống Morsi lại không thể đáp ứng được yêu cầu đó.
Vậy tại sao Tổng thống Obama nói đến chuyện phải cân nhắc vấn đềhoãn và ngừng viện trợ quân sự trong khi họ cũng không còn ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Morsi? NướcMỹ vẫn khẳng định rằng họ là một quốc gia luôn luôn đề cao và bảo vệ dân chủ ở khắp nơi trên thếgiới, chính vì lẽ đó họ phải lên tiếng trước những gì vừa xảy ra ở Ai Cập. Chính quyền Morsi làchính quyền được dân bầu nhưng không phải là chính phủ mà Hoa Kỳ muốn có tại Ai Cập, vì Anhem Hồi giáo chủ trương bảo thủ tôn giáo và chống Israel, ủng hộ lực lượng Hamas tại Palestine.
Theo các chuyên gia phân tích, Chính phủ Mỹ vẫn kín đáo ủng hộChính phủ lâm thời Ai Cập, những tuyên bố mới đây của Washington chỉ nhằm mục đích tránh chongười Mỹ bị mang tiếng là có vai trò trong việc tiếp tay lật đổ một chế độ dân chủ. Có thể khẳngđịnh rằng,Washington vẫn phải bằng mọi cách phải duy trì viện trợ quân sự cho Ai Cập, vìchính sách của Mỹ ở Trung Đông.
Cụ thể, trong khi EU đã có những quyết định khá cứng rắn về vấn đềAi Cập, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định trong buổi họp hôm 21/8 rằng: "Chính phủlâm thời Ai Cập đã hứa sẽ quay lại với một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ. Mặc dùnhững hành vi bạo động mà họ thực hiện đi ngược với lời hứa đó nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết địnhcắt viện trợ cho Ai Cập".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Marie Harf cũng bảo vệ quyếtđịnh trên bằng lập luận cho rằng việc cung cấp viện trợ được quy định bởi luật pháp và không thể bịcắt đứt trong một sớm một chiều.
Ai Cập liệu có rơi vào nội chiến?
Trên thực tế, điều mà đông đảo người dân Ai Cập quan tâm hiện naylà một cuộc sống ổn định, ấm no hạnh phúc, không bạo lực. Kết quả cuộc điều tra được Trung tâm thămdò dư luận Ai Cập (Baseera) công bố hôm 22/8 cho thấy: 67% người dân nước này "hài lòng" về chiếndịch giải tán hai cuộc biểu tình ngồi của những người ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsiđược lực lượng an ninh tiến hành hôm 14/8 vừa qua tại thủ đô Cairo và tỉnh Giza.
Một số người dân Ai Cập cho biết: "Người dân Ai Cập đang phải đốimặt với tình hình bạo lực và khủng bố đầy nguy hiểm. Xã hội Ai Cập đang bị đe dọa. Vấn đề không chỉnằm ở sự chia rẽ về mặt xã hội. Vấn đề ở đây là sự ổn định của Ai Cập đang bị đe dọa. Nếu đất nướcAi Cập không có sự ổn định về mặt chính trị thì kinh tế không thể ổn định để phát triển. Điều đầutiên cần làm để khôi phục kinh tế là an ninh phải được đảm bảo. Một khi vấn đề an ninh được giảiquyết, các vấn đề khác như kinh tế, phát triển du lịch sẽ dần hồi phục trở lại."
Thủ tướng lâm thời Ai CậpHazem El-Beblawi. |
Trong những ngày cuối tuần qua, tiếp tục các nỗ lực phản kháng ngàycàng yếu ớt chống Chính quyền mới và đòi khôi phục chức Tổng thống Ai Cập cho ông Mohamed Morsi, Tổchức Anh em Hồi giáo và "Liên minh quốc gia ủng hộ sự hợp pháp" đã phát động nhiều cuộc biểu tìnhmới tại thủ đô Cairo và một số địa phương khác của Ai Cập.
Tuy nhiên, cũng giống như các cuộc biểu tình được phát động trong 1tuần liên tiếp trước đó, các cuộc biểu tình ngày 23/8 có quy mô không lớn và không còn thu hút đượcquan tâm của dư luận và giới truyền thông như trước thời điểm 16/8, dù được đặt dưới một tên gọimang đầy quyết tâm và pha màu sắc bạo lực "Thứ Sáu của những tử sỹ" hay "Thứ Sáu tử vì đạo".
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình ABC News, Thủ tướng lâm thờiAi CậpHazem El-Beblawi cho rằng, ông "không lo ngại về nguy cơ của một cuộc nội chiến" ở AiCập, đồng thời cảnh báo rằng việc Washington cắt giảm viện trợ quân sự cho Ai Cập "là một tín hiệuxấu". Ông El-Beblawi cũng tiết lộ, Saudi Arabia, UAE và Kuwait đã cam kết viện trợ hàng tỷ USD choChính phủ mới của Ai Cập, những khoản viện trợ này sẽ giúp cho quân đội có thể tồn tại mà không bịảnh hưởng do thiếu viện trợ quân sự của Mỹ.
Tuy nhiên ông El-Beblawi nói rằng: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vìtại thời điểm này giữa Mỹ và Ai Cập có một sự hiểu lầm nhưng tôi không thể phủ nhận một thực tế làchúng tôi cần Mỹ cũng như họ cần chúng tôi".
Ông El-Beblawi nói: "Tôi không loại trừ khả năng đất nước sẽ phảiđối mặt với một số vấn đề xảy ra liên tục trong vài tuần tới. Nhưng kịch bản về một cuộc nội chiếngiống như những gì chúng ta đang được chứng kiến ở các nước láng giềng của chúng tôi sẽ không diễnra ở Ai Cập".
Những tuyên bố trên của ông El-Beblawi không phải là không có cơsở. Theo các chuyên gia phân tích, nội chiến chỉ có thể xảy ra nếu lực lượng chống chính phủ cóđược sự hậu thuẫn từ những nước láng giềng hay các cường quốc. Với Ai cập, các bên được cho là cóliên quan đến tình hình nước này như Israel, Saudi Arabia, UAE và Kuwait đương nhiên sẽ không ủnghộ Anh em Hồi giáo.
Hai nước cạnh tranh ảnh hưởng với Saudi Arabia là Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ vốn lên tiếng ủng hộ Tổ chứcAnh em Hồi giáo thì cho đến nay vẫn chưa có động thái cụ thể nào ngoài những tuyên bố lên án việclật đổ Tổng thống Morsi.
Về phía Anh em Hồi giáo, ngay cả khi ông Mohamed Morsi chưa bị lậtđổ, Tổ chức này đã nhiều lần bác bỏ mọi đường lối bạo lực, xác nhận Anh em Hồi giáo không hềcóquan hệ nào với tổ chức Al-Qaeda, và chỉ chấp nhận những biện pháp tranh đấu chính trị ônhoà có lợi cho xã hội. Ông thường nói những hành động bạo lực nếu có thì chỉ là hiện tượng đơn lẻ,cá nhân, phe nhóm trong hay ngoài phong trào, không phải là chủ trương của tổ chức này.
Cho đến nay, Anh em Hồi giáo chưa từ bỏ chủ trương đấu tranh ônhoà, chống lại các biện pháp bạo lực. Mặc dù giới lãnh đạo đang bị truy lùng, bắt giam, lẩn trốnkhắp nơi trong và ngoài Ai Cập, nhưng chưa một ai trong giới lãnh đạo của tổ chức này tuyên bố phảisử dụng bạo lực để dành lại chính quyền.
Chuyên gia phân tích Sergey Demidenko của Viện Nghiên cứu Chiếnlược và Phân tích Nga nói: "Có rất ít khả năng xảy ra nội chiến ở Ai Cập. Ở đây có sự leo thangcăng thẳng, có các vụ tấn công khủng bố, có chiến tranh du kích… nhưng có ít khả năng sẽ có cuộcnội chiến bởi vì ở Ai Cập không có tiền đề cho điều đó. Ở quốc gia này các vấn đề liên quan đến mâuthuẫn sắc tộc và tôn giáo không sâu sắc như ở Iraq hay Syria. Nói chung, đa số người dân ủng hộquân đội và bản thân Anh em Hồi giáo cũng không sẵn sàng giao chiến. Một điều quan trọng khác đó làhầu hết các nước trong khu vực đều ủng hộ hành động của quân đội Ai Cập".
Giới phân tích cho rằng, những thế lực hậu thuẫn cho quân đội AiCập hiện nay đang đứng trước một tình huống khó xử bởi vì kịch bản xây dựng một nhà nước vừa thânIsrael và phương Tây vừa thân Saudi Arabia và UAE có lẽ là không thể thực hiện được. Những gì Mỹ vàEU có thể làm ở thời điểm hiện tại là cố gắng kéo dài thời gian, kết hợp với những biện pháp ngoạigiao nhằm tránh một kịch bản Syria lặp lại ở Ai Cập.
Cách đây hơn hai năm, người dân Ai Cập và một số nước ở Arab khácđã đồng loạt xuống đường đón chào "Mùa xuân Arab'. Các nước phương Tây cũng như giới quan sát khiấy tin rằng sau những mùa đông dài của chế độ độc tài khắc nghiệt, một mùa xuân dân chủ, tự do sẽbắt đầu tại những quốc gia Arab này.
Nhưng với những bất ổn chính trị và xung đột đẫm máu trong thờigian qua tại Ai Cập, xem ra 'Mùa xuân Arab' đã không nảy lộc, kết trái như mong đợi mà chỉ thấychết chóc và đau thương cùng một tương lai bất định. Với những gì đã và đang diễn ra, rõ ràng rằngtình hình bất ổn ở Ai Cập sẽ không dễ gì được giải quyết trong một sớm một chiều.
Nguồn VOV News