Thứ Bảy | 06/07/2013 13:58

Ai Cập: Một sai lầm của ông Obama

Uy tín và ảnh hưởng của Mỹ đã giống như lá cờ rũ trước tình hình hỗn loạn hiện nay ở Ai Cập.

Trong khi ủng hộ việc không chỉ trích kể từ khi họ lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng xa dần phần lớn người dân Ai Cập.

Hômgười biểu tình diễu hành tdưới một biểu ngữ lên án Barack Obama chính sách khủng bố".

Biểu ngữ lên án tổng thống Obama "Barack Obama ủng hộ khủng bố", ngày 30/6 tại thủ đô Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP).
Biểu ngữ lên án tổng thống Obama "Obama ủng hộ chính sách khủng bố" tại Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP).

Tổng thống Mohamed Morsi đã bị lực lượng quân đội đảo chính lật đổ hôm 3/7 vừa qua, một sự kiện nhận được sự ủng hộ của người dân Ai Cập và bất chấp những cảnh báo từ chính quyền tổng thống Barack Obama, tờ nhấn mạnh.

Cuộc đảo chính này vô tình đã "làm lộ ra ảnh hưởng hạn chế của chính quyền Obama đối với lực lượng quân đội Ai Cập", dù cho số tiền viện trợ của Mỹ dành cho đất nước đồng minh này có trị giá lên tới 1,3 tỉ USD mỗi năm.

Nhưng câu chuyện không phải bây giờ mới khơi lên. Ngay từ khi tổng thống Morsi còn tại vị, báo chí Mỹ đã đặt ra câu hỏi về chính sách của Nhà Trắng tại Ai Cập, sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước. Tờ từng nhấn mạnh về việc Mỹ mất uy tín và sức ảnh hưởng với Ai Cập, một quốc gia từ lâu đã trở thành đồng minh thân cận nhất của Washington trong thế giới Ả Rập.

Có thể khẳng định là trong tình hình hỗn loạn hiện nay ở Ai Cập, uy tín và ảnh hưởng của Mỹ đã như lá cờ rũ. Đoàn người biểu tình chống chính phủ tại quảng trường Tahrir cũng mang theo các biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu chống lại Mỹ.

Nếu như tổng thống Obama không hoàn toàn chịu trách nhiệm về hình ảnh xấu của Mỹ như tờ đề cập, thì chính phủ Mỹ không may đã thúc đẩy tư tưởng chống Mỹ bằng cách không có bất kì phản ứng nào đối với những chính sách của chính phủ dưới thời tổng thống Morsi.

Thậm chí tờ cũng chung nhận định rằng, Nhà Trắng chưa bao giờ sử dụng quyền lực viện trợ của mình để thúc đẩy thay đổi chính sách. Đó cũng là nhận thức chung của những người biểu tình tại Ai Cập.

Đại sứ Anne Patterson đã phức tạp hóa vấn đề khi bày tỏ nghi ngờ: "Các cuộc biểu tình đường phố có thể tạo ra kết quả tốt hơn so với việc bầu cử".

Hiện nay, Nhà Trắng đang phải đối mặt với một câu hỏi khó: có nên đình chỉ viện trợ cho Ai Cập? Bởi theo luật pháp Mỹ, viện trợ không thể đi đến một đất nước khi cuộc đảo chính đã xảy ra.

Sau cuộc họp với các cố vấn hàng đầu tại Nhà Trắng, ông Obama phát biểu rằng ông “lo ngại sâu sắc” về hành động của quân đội Ai Cập và đã chỉ đạo cơ quan liên quan xem xét gói viện trợ của Mỹ dành cho nước này.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ không dùng từ “đảo chính” và gợi ý rằng Washington có thể chấp thuận hành động của quân đội như một cách nhằm chấm dứt khủng hoảng chính trị tại đất nước đang gặp nhiều khó khăn kinh tế.

Ông Obama cảnh báo rằng, quyết định cuối cùng của Washington về việc viện trợ cho Ai Cập sẽ phụ thuộc vào cách lực lượng vũ trang nước này chuyển giao quyền lực những tuần tới. Mỹ và người hàng xóm của Ai Cập, Israel, đang lo lắng chờ đợi xem liệu Ai Cập có thể tự ổn định hay không.

Viện trợ hay không, phụ thuộc vào cách nhìn của Washington về cuộc đảo chính lần này. Nhưng dù sao đó cũng là chuyện của vài ba ngày tới, còn hiện tại, tổng thống Barack Obama phải chấp nhận một thực tế là tiếng nói của Mỹ đối với đồng minh thân cận trong thế giới Ả Rập đã mất đi sức nặng một cách đáng kể.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện