Thứ Ba | 01/04/2014 19:11

ADB: Sử dụng chi tiêu công để thu hẹp bất bình đẳng tại châu Á

Chính phủ các nước châu Á đang phát triển nên sử dụng chi tiêu công để thu hẹp bất bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng đồng bộ hơn nữa.

Theo báo cáo công bố ngày 1/4 của Ngân hàng Phát triển châuÁ (ADB), khoảng cách thu nhập ngày càng gia tăng đang dần xói mòn những thànhtựu trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của các nước châu Á đang phát triển trongnhiều thập kỷ qua.

Nguyên nhân khiến khoảng cách về thu nhập ngày càng nới rộnglà các yếu tố như toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ và cải cách thị trường.

ADB phân tích rằng, trong suốt hai thập kỷ 1990 và 2000, có hơn80% dân số sinh sống tại các quốc gia có hệ số Gini – thước đo phổ biến về bấtbình đẳng – rất thấp.

Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi tiêu công cóthể làm giảm bất bình đẳng thu nhập.

Juzhong Zhuang, Phó trưởng ban Nghiên cứu Kinh tế của ADB,nhận định: “Chính sách tài khóa có thể và nên đóng vai trò lớn hơn trong việcthúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở châu Á. Các nhà hoạch định chính sách của khuvực phải hành động ngay từ bây giờ để giúp các mục tiêu hài hòa với quá trìnhlập kế hoạch ngân sách, từ đó tiến tới thiết lập con đường phát triển mà ở đó, cáclợi ích của tăng trưởng kinh tế được chia sẻ một cách rộng rãi”.

ABD gợi ý, chính phủ các nước châu Á đang phát triển nên đầutư vào xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế với cáchtiếp cận dễ dàng và chi phí vừa phải.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn đề chi tiêu công của cácnước châu Á đang phát triển lại tụt hậu so với những khu vực khác. Chi tiêucông cho giáo dục của châu Á chiếm bình quân khoảng 2,9% GDP của khu vực trongkhi tỷ lệ này ở các nền kinh tế phát triển là 5,3% và ở châu Mỹ Latin là 5,5%.

Chi tiêu công cho lĩnh vực y tế ở châu Á là 2,4%, thấp hơnnhiều so với tỷ lệ này ở các nền kinh tế phát triển là 8,1% và ở châu Mỹ Latinlà 3,9%.

Báo cáo của ADB chỉ ra rằng, nhiều nền kinh tế trong khu vựcvẫn còn dư địa để tăng thêm nguồn lực công cho loại hình chi này. Nhưng khảnăng đó không thể duy trì được lâu vì các chi phí ngày càng tăng, dân số giàhóa và các áp lực môi trường sẽ làm giảm mạnh dư địa tài khóa trong 10 năm tới.

Trong khi đó, cơ sở nguồn thu ngân sách của các nước châu Ávẫn còn nhỏ so với chuẩn toàn cầu. Trong thập kỷ 2000, bình quân tỷ lệ huy độngngân sách từ thuế /GDP của khu vực này chỉ ở 17,8%, thấp hơn nhiều so với mứcbình quân toàn cầu là 28,6%.

ADB cũng đưa ra phương án tăng nguồn thu ngân sách gồm mởrộng diện chịu thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân), mở rộngcác sắc thuế can thiệp điều chỉnh hành vi và thu ngân sách ngoài thuế, và ápdụng thuế suất lũy tiến tự nhiên đối với tài sản, lãi vốn và thừa kế.

Đồng thời, chính phủ các nước cũng nên lồng ghép có hệ thốngcác mục tiêu bình đẳng vào chính sách tài khóa trong trung hạn, nâng cấp hệthống dữ liệu tài khóa của chính phủ để theo dõi và đánh giá các kế hoạch chitiêu công, tận dụng các ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong côngtác quản lý thuế, áp dụng mô hình đối tác công – tư (PPP) trong xây dựng cơ sởhạ tầng nhằm mở rộng phạm vi của các dịch vụ y tế, giáo dục.

Nguồn Dân Việt/ ADB


Sự kiện