Thứ Hai | 02/07/2012 23:13

ADB: Myanmar mất 30 năm để đuổi kịp Thái Lan

Myanmar cũng nên học tập kinh nghiệm từ Campuchia, Việt Nam hay Lào trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế chính trị.
Mặc dù có tiềm năng lớn để phát triển các ngành chủ chốt như năng lượng và nông nghiệp, sựphát triển của Myanmar là cả một quá trình dài lâu và đất nước này sẽ phải mất nhiều thập kỷ để cóthể đuổi kịp các nước Đông Nam Á thành công khác. Đây chính là nhận xét của Steve Groff, phó Chủtịch ngân hàng phát triển châu Á (ADB). 

Ông Groff đưa ra nhận định, kể cả khi Myanmar đạt được tốc độ tăng trưởng 6 - 7%/năm, Myanmarsẽ phải mất 30 năm để đạt được trình độ của Thái Lan. Ông cũng cho biết thêm mặc dù rất lạc quan vàvui mừng với quá trình cải cách của Myanmar, đất nước này vẫn gặp phải nhiều thử thách ở phíatrước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng và các thể chế công. Groff nhấn mạnh các yếu tố này cầnphải được củng cố trước khi nhà đầu tư nước ngoài có thể tự tin đầu tư vào đây.

Theo đánh giá của ADB, các dịch vụ đô thị của Myanmar thường ở "dưới mức có thể chấp nhậnđược", thiếu hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải. Giao thông cũng bị hạn chế với tỷ lệ 2kmđường sá cho 1.000 người, trong khi mật độ trung bình ở Đông Nam Á là 11km. Indonesia và Thái Lancó lần lượt 250 và 370 phương tiện giao thông trên 1.000 người trong khi tỷ lệ ở Myanmar chỉ là18. 

Ban đầu, giới đầu tư có thể bị hấp dẫn bởi nguồn năng lượng khổng lồ cùng với các cơ hội đầutư vào cơ sở hạ tầng của Myanmar. Tuy nhiên, theo báo cáo của ADB, nông nghiệp vẫn sẽ là một ngànhquan trọng của kinh tế Myanmar trong trung hạn bởi khu vực này đóng góp tới 40% GDP. 

ADB cũng cho rằng mặc dù cơ hội đầu tư vào Myanmar là có một không hai sau nhiều năm bị côlập, nước này nên học tập kinh nghiệm từ Campuchia, Việt Nam hay Lào trong quá trình chuyển từ nềnkinh tế kế hoạch tập trung sang hệ thống kinh tế chính trị hoàn toàn khác. Trong khi nền kinh tế kếhoạch tập trung hấp dẫn đối với các nhà tài trợ và giới đầu tư, Myanmar cần phải đảm bảo chắc chắnrằng chính phủ và người dân là những người nắm vai trò dẫn dắt quá trình phát triển. 

ADB là một trong những định chế tài chính quốc tế đầu tiên quay trở lại Myanmar sau nhiều nămcắt bỏ các khoản vay đối với nước này. Chuyến thăm của ông Groff là chuyến thăm đầu tiên của mộtlãnh đạo cấp cao của ADB đến Myanmar kể từ năm 1988. Mỹ cũng đã đồng ý cho ADB và World Bank hoạtđộng trở lại ở Myanmar. 

Nguồn CafeF


Sự kiện