ADB: Doanh nghiệp nhỏ châu Á cần được tạo điều kiện hơn để tiếp cận nguồn vốn
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được định nghĩa khác nhau tùy theo từngquốc gia nhưng, về cơ bản, SME có ít lực lượng lao động hoặc tài sản. SME chiếm98% số lượng doanh nghiệp, cung cấp việc làm cho 66% nhân công ở châu Á. Trong khiđó GDP của SME chỉ chiếm 38% GDP của toàn khu vực. Vì vậy, chính phủ các nướccần phát triển khối SME này nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), SME cần được tạo điều kiện để tiếpcận với nguồn tài chính một cách hiệu quả hơn nhằm phát triển và tạo việc làmmới cho khu vực.
Noritaka Akamatsu, Phó trưởng Văn phòng Hội nhập kinh tế khu vực của ADB,cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ của châu Á đang phải đối mặt với nhiềukhó trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốnphát triển tiềm năng thì bên cạnh nợ ngân hàng, họ cần phải được tạo điều kiệnđể tiếp cận với các nguồn vốn phi ngân hàng khác như thị trường vốn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận vớinguồn tài chính cần thiết để phát triển. Doanh nghiệp nhỏ kém lợi thế hơn sovới với các doanh nghiệp lớn xét về nợ ngân hàng, đặc biệt là với những ngânhàng chủ trương cắt giảm cho vay đối với khối SME trong bối cảnh khủng hoảngtài chính toàn cầu năm 2008 -2009 với mục đích tránh rủi ro và ổn định hệ thốngtài chính.
Mặc dù chính phủ nhiều nước đã phát triển các khung chính sách toàn diện đểthúc đẩy tăng trưởng của khối SME nhưng hầu hết các biện pháp chỉ tập trung hỗtrợ SME trong việc vay vốn ngân hàng. Những khung chính sách điển hình ở châu Álà các kế hoạch bảo lãnh tín dụng công ở Indonesia và Thái Lan, cải cách giaodịch an toàn ở khu vực Thái Bình Dương, chương trình tái cấp vốn ở Bangladeshvà Malaysia và chính sách cho vay bắt buộc ở Philippines.
Báo cáo của ADB đưa Trung Quốc làm một ví dụ nổi bật. ADB phân tích, khốiSME ở Trung Quốc đóng góp 50% doanh thuthuế, 60% GDP và 80% việc làm ở đô thị. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp nguồn vốnthay thế thông qua thị trường chứng khoán SME trên sàn giao dịch Shenzhen, côngcụ trái phiếu SME và quỹ tín dụng vi mô. Tất nhiên, định nghĩa về SME của TrungQuốc không giống với các quốc gia khác nên cần phải nghiên cứu dựa trên mốiliên hệ giữa sự sẵn có về nguồn vốn và tăng trưởng của khối SME tại nước này.
Theo ADB, châu Á cần phải hành động nhiều hơn nữa để kết hợp các lựa chọnnguồn vốn phi ngân hàng với chính sách quốc gia và đưa ra nhiều lựa chọn kháccho SME như tăng cường sử dụng vốn dựa trên tài sản và công cụ thị trường vốn.
Báo cáo của ADB cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ngày càngkết nối chặt chẽ với nhau, SME – là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu phứctạp – sẽ cần phải được tiếp cận nhiều hơn với nguồn tài chính thương mại, tàichính của chuỗi cung ứng và các mô hình vốn sáng tạo nhằm giúp khối doanhnghiệp này phát triển hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới,
Bản báo cáo mới sẽ được công bố song song với một nghiên cứu của ADB và OECDvề cách tiếp cận nguồn vốn của SME. Nghiên cứu sẽ đi sâu vào các bài học rút ratừ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu năm 2008 -2009 và vấn đề nợ công củachâu Âu.
Nguồn Gafin/ ADB