Thứ Tư | 02/10/2013 10:22

ADB: Châu Á có thể trụ vững nếu Fed giảm kích thích

Tuy các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á có thể tăng trưởng chậm lại, song kịch bản lặp lại khủng hoảng tài chính như năm 1997 khó xảy ra.

Ngân hàng phát triển châu Á hôm nay 2/10 vừa đưa ra báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế châu Á. Theo dự báo của ADB, các nước châu Á đang phát triển, trừ Nhật Bản, sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2013 và 6,2% vào năm tới, thấp hơn dự báo trước đó lần lượt là 6,3% và 6,4%.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ haithế giới, có thể sẽ tăng trưởng 7,6% năm nay vì chính phủ nỗ lực kiểm soát vàgiảm thiểu bong bóng tín dụng và hệ thống ngân hàng ngầm.

Theo ADB, tốc độ tăng trưởng chậm ở Trung Quốcvà Ấn Độ đang gây ảnh hưởng đến toàn khu vực. ADB dựbáo các nước này sẽ mở rộng chương trình nới lỏng chính sách trong năm nay, do đótạo áp lực lên những người làm chính sách phải đẩy mạnh phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng chậm ở hai nềnkinh tế lớn nhất châu Á còn bị ảnh hưởng bởi tín hiệu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm chương trìnhkích thích kinh tế, từ đó kéo cácnhà đầutư ra khỏi các thị trường mớinổi, ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường tài chính. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 7,5% năm nay, kém xa so với mức tăng 19%của chỉ số S&P500 trên thị trường Mỹ.

Tăng trưởng của khu vực châu Á –Thái Bình Dương sẽ chậm lại do các hoạt động kinh tế ở hai nước có nền kinh tếlớn nhất khu vực không có nhiều đột phá, bên cạnh đó là tác động tiêu cực từnỗi lo trước chương trình nới lỏng định lượng”, nhà kinh tế trưởng của ADB, ôngChangyong Rhee phát biểu.

Những đồn đoán về chương trình nớilỏng định lượng của Fed trong tương lai đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tài sảntoàn cầu từ tháng 5, khi chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke lần đầu phát tín hiệuviệc cắt giảm kích thích sẽ bắt đầu vào năm 2013. Tuy nhiên, ADB nhấn mạnh, dòng vốn bị thấtthoát, nhưng không có cơ sở để lo ngại về một cuộc khủng hoảng tươngtự năm 1997, căn cứ vào thặng dư tài khoản hiện thời và nguồn dự trữ ngoại khốilớn ở hầu hết các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, ADB cho biết.

Nguồn Bloomberg/Dân Việt


Sự kiện