Thứ Bảy | 08/06/2013 15:11

Abenomics - “Ba mũi tên” thần kỳ hay chỉ là ảo ảnh?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ còn cánh cửa duy nhất cho cải cách đầy tham vọng nhằm đánh thức đất nước mặt trời mọc tỉnh dậy sau giấc ngủ dài.

Câu chuyện cổ về “ba mũi tên” và tinh thần đoàn kết của người Nhật Bản

Nhật Bản những năm giữa thế kỷ XVI có một vị lãnh chúa lớn thống trị vùng Chugoku, gần Hiroshima, có tên là Mori Motonari. Khi đó, trong hoàn cảnh bị các nước láng giềng tấn công mạnh mẽ, ông đã triệu tập 3 người con trai để bàn về tương lai của gia tộc mình.

Ông đưa cho mỗi người một mũi tên. Chỉ qua vài động tác uốn hay giương cung, họ thấy rằng nếu chỉ giương từng mũi tên một, rất dễ bị uốn cong và gãy, nhưng lại trở nên vô cung chắc chắn khi chụm lại với nhau.

Giống như người Việt Nam dạy con cháu bằng câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, người Nhật Bản truyền tinh thần đoàn kết của dân tộc bằng câu chuyện cổ trên.

Hơn 4 thế kỷ sau, bài học của sự đoàn kết đã được một sinh viên trẻ xuất sắc lĩnh hội sâu sắc và đã trở thành Thủ tướng của Nhật Bản. Dựa vào ý tưởng "ba mũi tên", người đứng đầu chính phủ đã xây dựng lên kế hoạch hồi sinh tăng trưởng kinh tế cho Nhật Bản.

Lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ Nhật Bản, thủ tướng Sinzo Abe đề xuất chính sách "ba mũi tên" nhằm vực dậy kinh tế đất nước.
Lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ Nhật Bản, thủ tướng Sinzo Abe đề xuất chính sách "ba mũi tên" nhằm vực dậy kinh tế đất nước.

Ba mũi tên trong chính sách Abenomics

Kể từ khi lên năm quyền cuối tháng 12/2012, thủ tướng Shinzo Abe công bố chính sách phục hưng kinh tế với tư tưởng cốt lõi “ba mũi tên” được các nhà phân tích đặt tên là "Abenomics."

Tháng 1/2013, ông Shinzo Abe lần đầu tiên thông qua một kế hoạch kích thích kinh tế 10.300 tỷ yên, chủ yếu nhằm tài trợ tài chính cho công trình công cộng lớn.

Vào tháng 4, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã bắn đi mũi tên thứ hai. Mũi tên này nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng giảm phát,bằng tung ra gói nới lỏng định lượng khổng lồ. Về lý thuyết, tỷ lạm phát ít nhất 2% sẽ đạt được trong vòng 2 năm tới.

Tuần này, ông Abe đã bắn mũi tên thứ ba của chính sách. Một "chiến lược phát triển" dài hạn, việc lập các đặc khu kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghệ cao và ngành quản trị nhân lực và tự do hóa hoàn toàn thị trường điện bán lẻ và thúc đẩy đầu tư liên quan đến ngành điện lên 30 nghìn tỷ yên (300 tỷ USD) trong 10 năm tới.

Ba mũi tên Abenomics đạt được sự thống nhất như cách ba mũi tên chụm lại để chắc chắn hơn nhưng vẫn cần mổ xẻ từng mũi tên một. Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng, mũi tên đầu tiên sẽ thực sự kích thích hoạt động kinh tế, ngay cả khi nợ công đã lên tới 240% GDP.

Mũi tên thứ hai nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng giảm phát, nhưng làm dấy lên mối lo ngại rằng, nới lỏng định lượng có thể gây ra sự mất cân bằng lớn. Hiện tại, thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang bị sốc trước gói bơm tiền hàng loạt.

Abenomics cần bổ sung liệu pháp chống sốc cho thị trường trái phiếu, lợi suất không ngừng tăng trái ngược xu hướng giảm điểm trên thị trường chứng khoán. (Nguồn: Thomson Reuters).
Abenomics cần bổ sung liệu pháp chống sốc cho thị trường trái phiếu, lợi suất không ngừng tăng trái ngược xu hướng giảm điểm trên thị trường chứng khoán. (Nguồn: Thomson Reuters).

Theo số liệu của BOJ, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vượt quá nhiều lần vượt ngưỡng 1% trong tháng 5 vừa qua, trong khi đó lợi suất ngày 5/4 chỉ là 0,315%.

Sự mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách bắt đầu xuất hiện. Abenomics muốn tạo ra lạm phát đồng thời vẫn hứa hẹn duy trì lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức rất thấp.

Trên thực tế, lạm phát thúc đẩy động cơ bán ra lượng lớn của chính những người đang nắm giữ chứng khoán để chống lại sự mất giá của loại tài sản đang nắm giữ. Dòng tiền sẽ đổ vào các kênh đầu tư có thu nhập cố định (fixed income) như trái phiếu chính phủ. Hệ quả, chứng khoán Nhật Bản liên tục lao dốc trong khi lợi suất trái phiếu tăng nguy cơ làm đáng kể chi phí vay của chính phủ Nhật Bản và cuối cùng Abenomics thiên tài sẽ không tránh khỏi tổn thương.

Một yếu tố quan trọng nữa, sự mất giá của đồng yên cũng mang nhiều đe dọa. Trước khi trở thành lợi thế cho xuất khẩu, đồng yên yếu đã đẩy giá của nhiều nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và đã nhanh chóng tạo ra hiện tượng , đè nặng lên sức mua của hộ gia đình Nhật Bản.

Loại lạm phát không lành mạnh này sẽ nhanh chóng qua đi, nếu cải cách cấp độ vi mô của doanh nghiệp Nhật Bản cho phép trả mức lương cao hơn cho người lao động.

Một điểm yếu khác của Abenomics là chính phủ Nhật Bản cho đến nay không thành công trong Vì vậy, các hiệp định thương mại tự do bị đình trệ do làn sóng phản đối của tầng lớp nông dân.

Cùng nông nghiệp, tự do hóa dịch vụ cũng đang gặp khó. Đồng thời thách thức của Nhật Bản còn đến từ sự xói mòn không thể tránh khỏi của

Muốn thành công với sự đặt cược vào Abenomics, thủ tướng Shinzo Abe sẽ cần có sự can đảm chính trị rất lớn. Nếu thất bại, cả Nhật Bản sẽ kết thúc trong rắc rối lớn với gánh nặng nợ nần và chia rẽ dân tộc sâu sắc. Khi điều đó xảy ra, phép lạ của Abenomics chỉ còn là một ảo ảnh.

Nguồn Dân Việt/Economist


Sự kiện