Thứ Bảy | 08/09/2012 14:09

9 thách thức lớn của kinh tế Trung Quốc

Sau 30 năm tăng trưởng nhanh, Trung Quốc đang bắt đầu tái cấu trúc và nền kinh tế nước này hiện đang đối diện với 9 thách thức lớn.
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc tiếp tục xấu đi, thị trường nhà đất tiếp tục suy yếu và nợ xấu tăng lên, mặc dù một số người cho rằng đây là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm tái cân bằng kinh tế và làm dịu tăng trưởng. Nhưng trên thực tế, sau 30 năm tăng trưởng nhanh, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đối diện với 9 thách thức lớn.

1. Sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm và đó không phải là sự suy giảm tạm thời, mà phản ánh "phương hướng thị trường". Điều đó có nghĩa rằng các công ty sẽ đối diện với những khoản thua lỗ, đến mức có thể phá sản và sức ép đối với thị trường việc làm sẽ tăng lên.

2. Lạm phát lâu dài

Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc đã giảm từ mức 6,5% năm 2011, xuống còn 2,2% vào tháng 6/2012. Lạm phát là một vấn đề trước mắt và lâu dài của Trung Quốc và điều đó có nghĩa rằng Trung Quốc cần tăng khả năng phục hồi lạm phát.

Vấn đề lạm phát là một trong các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt.
Vấn đề lạm phát là một trong các thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt.

3. Bong bóng kinh tế tích tụ

Những năm tăng trưởng kinh tế nhanh đã dẫn đến nhiều bong bóng và giờ đây xuất hiện quan ngại rằng những bong bóng đó có thể phát nổ. Nếu chính phủ Trung Quốc sử dụng một kỹ thuật kiểm soát vĩ mô, cho phép "khí" thoát ra khỏi các bong bóng đó một cách từ từ, không gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc bất ổn xã hội, và vun xới đúng lúc sự tăng trưởng kinh tế và lợi thế cạnh tranh mới để các doanh nghiệp có thể tái cấu trúc và nâng cấp, thì đó sẽ được coi là sự hạ cánh nhẹ nhàng, và bong bóng sẽ không phát nổ. Tuy nhiên, trong năm 2013 sẽ có sức ép chưa từng thấy đối với kinh tế Trung Quốc.

4. Những thách thức từ tái cân bằng

Trung Quốc đang đối mặt với 4 thay đổi lớn: chuyển từ nhu cầu bên ngoài (xuất khẩu) sang nhu cầu trong nước; từ tăng trưởng do đầu tư chi phối sang tăng trưởng do tiêu dùng chi phối; chuyển từ đầu tư chính phủ sang đầu tư tư nhân; và từ các thành tố sản xuất truyền thống sang các thành tố sản xuất tiên tiến. Trung Quốc cần thúc đẩy sự chuyển đổi này để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản và Mỹ Latinh đã trải qua tiến trình biến đổi này, nhưng họ làm không tốt lắm và đã bị rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" hoặc "bẫy thu nhập cao". Trung Quốc cũng phải đối mặt với những nguy cơ này.

5. Thách thức từ việc điều chỉnh công nghiệp

Trung Quốc cần loại bỏ việc sản xuất quá mức trong các ngành công nghiệp và nâng cấp công nghệ, quản lý và thuê thêm nhân viên lành nghề hơn. Hơn nữa, Trung Quốc cần duy trì ngành năng lượng, một khó khăn đang tăng nhanh chóng đối với miền Trung và miền Tây Trung Quốc. Các địa phương hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ bù đắp cho họ, nhưng sự suy giảm thu nhập của chính phủ có nghĩa rằng điều đó dường như khó có thể xảy ra.

Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề điều chỉnh ngành công nghiệp.
Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề điều chỉnh ngành công nghiệp.

6. Hạn chế về tài nguyên và môi trường đang tăng lên

Nhu cầu đối với năng lượng và nguyên liệu thô tại Trung Quốc là rất lớn. Đồng thời, Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn về việc giảm khí thải CO2 và bảo vệ môi trường.

7. Chi phí xã hội tăng trong khi thu nhập của chính phủ giảm

Những tiến bộ trong phát triển xã hội làm tăng các chi phí của chính phủ vì họ phải tăng chi cho lương hưu, chăm sóc y tế, nhà cửa, giáo dục. Thu nhập của chính phủ giảm vì thu nhập từ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giảm, thu nhập của chính phủ từ thuế sử dụng đất cũng giảm do giá nhà giảm.

Hoạt động thu hút đầu tư của Trung Quốc đang suy yếu.
Hoạt động thu hút đầu tư của Trung Quốc đang suy yếu.

8. Môi trường quốc tế suy yếu

Sự suy giảm kinh tế toàn cầu dường như còn kéo dài thêm 2-3 năm nữa và sẽ ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Trung Quốc. Hơn nữa môi trường quốc tế cho đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang xấu đi do các nước không tin tưởng Trung Quốc và nghi ngờ Bắc Kinh sẽ đánh cắp công nghệ hoặc đầu tư để kiểm soát các nguồn tài nguyên của họ.

Các nước phương Tây đang kêu gọi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách tăng giá đồng nhân dân tệ nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các nước.

9. Sự phản đối cải cách ngày càng tăng

Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo được cho là do cải cách theo định hướng thị trường gây ra, dẫn đến việc hiện nay có nhiều người dân Trung Quốc phản đối cải cách hơn.

Nguồn Chinhphu.vn


Sự kiện