Chủ Nhật | 30/12/2012 14:49

8 sự kiện tài chính quốc tế nổi bật năm 2012

Thị trường tài chính năm qua chứng kiến nhiều biến động lớn, đặc biệt là ngành ngân hàng do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu.
1. Hy Lạp khủng hoảng trầm trọng hơn, đẩy eurozone vào nguy cơ tan vỡ

s

Khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro (eurozone) nổ ra cách đây hơn 3 năm, bắt đầu từ Hy Lạp. Khủng hoảng lên đỉnh điểm khi Hy Lạp đứng trước nguy cơ vỡ nợ, chính phủ tan rã hồi cuối tháng 2.

Để tránh nguy cơ lây lan khủng hoảng, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu đã thông qua 3 gói cứu trợ cho Hy Lạp, gói mới nhất là vào tháng 3 vừa qua. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục xấu đi khi cuộc khủng hoảng lan rộng ra các nền kinh tế lớn hơn như Tây Ban Nha, Italia.

Khủng hoảng nợ khiến 6 chính quyền sụp đổ, trong đó có Romania, Italia, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Năm ngoái, lần đầu tiên, lãnh đạo châu Âu công khai đề cập đến khả năng Hy Lạp vỡ nợ và buộc phải rời eurozone. Eurozone từ chỗ là một liên minh kinh tế, tiền tệ mạnh hiện suy thoái trở lại và đối mặt với nguy cơ tan vỡ.

ư

Để hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu, suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi cũng như lo ngại Mỹ rơi vào "bờ vực tài khóa" nhà đầu tư tìm trú ẩn an toàn vào vàng và trái phiếu. Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu EPFR Global, tính đến ngày 7/11, một ngày sau bầu cử Mỹ, các quỹ trái phiếu toàn cầu hút ròng hơn 400 tỷ USD.

Các ngân hàng trung ương và quỹ tín thác đều tăng cường nắm giữ vàng, đẩy giá vàng tăng năm thứ 12 liên tiếp.

Trong khi đó, lượng tiền đổ vào các quỹ đầu tư chứng khoán có xu hướng giảm dần, đặc biệt ở các thị trường phát triển như Mỹ. Lượng rút ròng này được bù đắp phần nào bởi các quỹ chứng khoán mới nổi khi nhà đầu tư chuyển hướng sang các thị trường cho lợi nhuận cao.

Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới với tổng tài sản đang quản lý 120 tỷ USD cho biết trong báo cáo nghiên cứu công bố 19/10: “Tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi đã ổn định và đang ở mức hợp lý".

ư

Tháng 6 năm nay, Moody’s đồng thời hạ xếp hạng của 15 ngân hàng lớn toàn cầu, trong đó có 5 ngân hàng của Mỹ gồm Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan, Morgan Stanley.

Ngoài 5 ngân hàng Mỹ, các định chế khác cũng bị hạ xếp hạng gồm Ngân hàng Hoàng gia Canada và 9 ngân hàng châu Âu trong đó có Barclays Bank, Deutsche Bank, BNP Paribas và Credit Suisse.

Theo Moody’s, những định chế trên bị hạ xếp hạng do triển vọng lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn của họ đang suy giảm.

Ngành tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy giảm tăng trưởng toàn cầu. hàng loạt ngân hàng trên thế giới buộc phải sa thải nhân viên, tái cấu trúc nhằm cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ.

Citigroup hồi đầu tháng này cho biết sẽ sa thải khoảng 11.000 nhân viên toàn cầu nhằm tiết kiệm 1,1 tỷ USD chi phí mỗi năm. Trước đó, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS cũng lên kế hoạch sa thải 10.000 nhân viên tại bộ phận ngân hàng đầu tư của mình.

4. Sau Barclays, hàng loạt ngân hàng toàn cầu bị phát hiện dính bê bối lãi suất Libor

Hồi tháng 6, ngân hàng Barclays của Anh đã thừa nhận thao túng 2 lãi suất liên ngân hàng có tầm quan trọng nền tảng với cả thị trường tài chính ở Anh và quốc tế là Libor và Euriror và chấp nhận nộp phạt 290 triệu bảng (453 triệu USD) cho các nhà quản lý của Anh và Mỹ.

s

Vụ việc ngân hàng Barclays của Anh thao túng lãi suất liên ngân hàng London (lãi suất Libor) bị phanh phui đã gây xáo trộn trong ngành ngân hàng, xói mòn niềm tin thị trường.

Ngoài Barclays, một số ngân hàng lớn của Anh bao gồm RBS, HSBC, Lloyds và hàng loạt ngân hàng khác cũng đang bị điều tra. Cuộc điều tra cũng được mở rộng đến các ngân hàng lớn ở Đức, Canada và Nhật Bản.

Mới đây, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS cũng thừa nhận thao túng lãi suất Libor và chịu nộp phạt 1,5 tỷ USD. Morgan Stanley ước tính, tổng số tiền phạt ngân hàng thao túng Libor có thể lên tới 22 tỷ USD.

Trước bê bối làm rúng động thị trường tài chính này, giới quản lý đang cân nhắc tiến tới tìm kiếm một công cụ điều hành khác thay Libor trong tương lai.

5. EU cấm vận dầu mỏ khiến Iran khủng hoảng tiền tệ

Từ hôm nay 1/7, Liên minh châu Âu (EU) chính thức ngừng nhập khẩu dầu Iran cũng như ngừng bảo hiểm tất cả các lô dầu nhập từ nước này.

s

Lệnh cấm vận này nhằm gây sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, việc hạn chế nhập dầu Iran có thể gây gián đoạn nguồn cung lớn nhất trong số các nước thuộc OPEC kể từ khi Libya rơi vào bạo loạn.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), với tác động của lệnh trừng phạt, xuất khẩu dầu Iran sụt mạnh xuống còn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7, so với 1,74 triệu thùng xuất đi trong tháng 6. Xuất khẩu dầu thô đóng góp khoảng 80% nguồn thu ngoại tệ của Iran.

Chính lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây khiến lạm phát ở Iran vượt 20% và đồng rial mất giá mạnh.

6. Mỹ tung gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) kéo theo làn sóng bơm tiền của các NHTW

Ngày 13/9, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế của Mỹ tiếp tục trì trệ.

Theo đó, mỗi tháng, Fed sẽ dành 40 tỷ USD để mua trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp. Ngoài ra, Fed cũng duy trì chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn (Operation Twist), cụ thể Fed sẽ tăng lượng trái phiếu dài hạn lên 85 tỷ USD mỗi tháng. Fed cũng gia hạn việc giữ nguyên lãi suất siêu thấp 0% đến 0,25% từ cuối năm 2014 đến giữa 2015.

q

Nối gót Fed, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bắt đầu bơm tiền mạnh cho nền kinh tế, trong đó đặc biệt phải kể đến ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và kế hoạch kích thích của ECB.

Ngày 20/12, BOJ quyết định nới lỏng hơn chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng chương trình mua tài sản lên 101.000 tỷ yên. Đây là đợt nới lỏng định lượng quy mô lớn thứ 3 của BOJ trong vòng 4 tháng trở lại đây.

Để hỗ trợ eurozone vượt khủng hoảng, ECB duy trì lãi suất siêu thấp và sẵn sàng triển khai chương trình mua không giới hạn trái phiếu chính phủ ở khu vực này.

Ước tính từ năm 2007, các ngân hàng trung ương đã bơm cho hệ thống tài chính toàn cầu hơn 11 nghìn tỷ USD. Làn sóng nới lỏng định lượng ở các nước giàu làm dấy lên nguy cơ chiến tranh tiền tệ toàn cầu khi các nước phát triển tìm cách ghìm giá nội tệ trước ảnh hưởng của dòng vốn nóng.

7. Nguy cơ bờ vực tài khóa Mỹ rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu

ưeer
Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống gay cấn, Mỹ lại đối mặt với thách thức mới – nguy cơ rơi vào “bờ vực tài khóa” (tăng thuế, giảm chi tiêu tự động 600 tỷ USD vào đầu 2013) và suy thoái trở lại nếu giới làm luật không đạt được thỏa thuận ngân sách.

Nguy cơ "bờ vực tài khóa" mà Mỹ đối mặt gồm chấm dứt đạo luật miễn giảm thuế với người giàu và giới doanh nghiệp, tăng thuế đối với người lao động lên 2%, trong khi đó các loại thuế liên quan đến luật chăm sóc y tế của tổng thống Barack Obama bắt đầu được áp dụng. Chương trình cắt giảm chi tiêu của chính quyền tổng thống Obama cũng bắt đầu có hiệu lực. Khi hoạt động cắt giảm chi tiêu được thực hiện, sẽ có hơn 1.000 chương trình của chính phủ Mỹ, bao gồm cả ngân sách quốc phòng và chăm sóc y tế, sẽ nằm trong diện bị cắt giảm mạnh.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu WealthInsight, giới nhà giàu Mỹ có thể mất tới 240 tỷ USD nếu xảy ra “bờ vực tài khóa”. Ngược lại, tổng tài sản của những người này có thể tăng tới 1.000 tỷ USD nếu Mỹ tránh được “bờ vực tài khóa”.

Tuy nhiên. đến nay, cuộc đàm phán vẫn bế tắc ngay cả khi hai bên đều đưa ra nhượng bộ để đẩy nhanh quá trình đàm phán. Lo ngại triển vọng đàm phán ngân sách Mỹ, nhà đầu tư thận trọng tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán tìm đến các tài sản an toàn như yên Nhật. Trong khi đó, các doanh nghiệp Mỹ hạn chế đầu tư.

8. AIG hoàn lại toàn bộ tiền cứu trợ của chính phủ Mỹ

ư

Tháng 12 năm nay, công ty bảo hiểm AIG quyết định mua lại toàn bộ cổ phần từ chính phủ để hoàn trả gói cứu trợ.

Kế hoạch cứu nguy công ty AIG là lớn nhất trong số nhiều công ty mà Mỹ mua lại trong những năm 2008 và 2009 – và là một trong những hành động gây nhiều tranh cãi nhất. Nhiều giới chức tại Washington phản đối rằng người đóngthuế không có lý do gì để cứu nguy một đại công ty ở thị trường Wall Street đã thực hiện quyết định tệ hại nhất về doanh nghiệp.

AIG là một trong nhiều doanh nghiệp được chính phủ Mỹ cứu trợ thời kỳ khủng hoảng tài chính, trong đó có tập đoàn ô tô General Motors (GM) với gói cứu trợ 51 tỷ USD và nhiều định chế tài chính. Hiện chính phủ Mỹ có kế hoạch thu hồi lại toàn bộ gói giải cứu này trong năm 2013.

Việc các doanh nghiệp lớn hoàn trả tiền cứu trợ cho chính phủ cho thấy chương trình giải cứu năm 2008 của chính phủ đã thành công.

Nguồn Tổng hợp/Khampha


Sự kiện