Thứ Năm | 12/07/2012 12:36

8 quốc gia không đánh thuế thu nhập

Một số quốc gia là thiên đường trú ẩn khỏi các loại thuế, trong khi số khác lại quản lý tài nguyên thiên nhiên để tài trợ hoạt động của chính phủ.
Trong các loại thuế, thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu khổng lồ cho các chính phủ trên toàn cầu. Các cuộc tranh luận về thuế cũng luôn là một đề tài nóng bỏng trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, người ta chẳng phải bỏ ra một xu nào để đóng thuế thu nhập.

Dưới đây là danh sách 8 quốc gia không có thuế thu nhập, dựa trên khảo sát 96 quốc gia năm 2011 của KPMG. Một số quốc gia nổi tiếng là thiên đường trú ẩn khỏi các loại thuế, trong khi một số khác lại quản lý tài nguyên thiên nhiên để tài trợ cho chi phí hoạt động của chính phủ.

1. Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE)

j

UAE có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, vào khoảng 48.200 USD/năm, nhưng lại không có thuế thu nhập cá nhân hay các loại thuế doanh lợi.

Thay vì tạo doanh thu từ thuế thu nhập, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 3 thế giới này lại phụ thuộc vào thuế từ các công ty dầu mỏ, với mức đánh thuế là 55%. Các ngân hàng nước ngoài bị đánh thuế khoảng 20%.

Trong năm 2010, thuế thu được từ dầu mỏ chiếm tới 80% thu nhập của chính phủ UAE, trong khi thu nhập từ các loại thuế khác, lệ phí và thuế hải quan thì chiếm chưa đến 12%, theo số liệu thống kê của chính phủ.

Trong khi các nhân viên người nước ngoài được miễn phí an sinh xã hội tại đất nước Ảrập, thì các công dân của UAE phải đóng góp 5% tổng thu nhập hàng tháng cho các dịch vụ công. Người chủ sử dụng lao động cũng phải đóng góp 12,5% lương cơ bản của người lao động cho các dịch vụ an sinh xã hội và lương hưu.

Các loại thuế gián tiếp bao gồm phí nhà ở, phí sử dụng đường bộ và các loại thuế khác. Chính phủ UAE cũng đánh thuế 50% đối với các loại rượu cồn, nếu một người muốn có giấy phép và mua bán rượu để uống tại nhà, họ sẽ phải đóng thêm 30% thuế nữa.

2. Qatar

.

Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới năm nay với GDP bình quân đầu người là 88.000 USD/năm, theo xếp hạng của Forbes.

Doanh thu của Chính phủ Qatar chủ yếu dựa vào nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên dồi dào - lớn thứ 3 thế giới. Qatar cũng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng khí hóa lỏng khí đốt và xuất khẩu hàng hóa. Ở Qatar, không có thuế thu nhập cá nhân, cổ tức, tiền bản quyền, thuế lợi nhuận, thuế doanh lợi hay thuế tài sản.

Tuy nhiên, người dân Qatar lại phải trả 5% thu nhập của mình có các lợi ích an sinh xã hội, trong khi đó, các chủ doanh nghiệp phải đóng 10% thu nhập cho các quỹ công.

Đầu năm nay, có thông tin cho rằng Chính phủ Qatar đang xem xét áp dụng thuế giá trị gia tăng trong nỗ lực nhằm mở rộng doanh thu. Các loại thuế gián tiếp khác bao gồm khoản thuế 5% dành cho các loại hàng hóa nhập khẩu.

3. Oman

bb

Cũng giống như các nước láng giềng Trung Đông, phần lớn doanh thu của Oman đến từ dầu thô.

Trong tháng 4, doanh thu dầu mỏ của Oman tăng 35% lên 8,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 71% tổng doanh thu của vương quốc. Mặc dù không có thuế thu nhập cá nhân hay thuế doanh lợi ở Oman, song những người dân phải đóng góp 6,5% thu nhập hàng tháng cho các lợi ích an sinh xã hội. Chính phủ Oman cũng áp dụng thuế 3% đối với hoạt động mua bán tài sản.

Bất chấp sự giàu có về dầu mỏ, mới đây Oman đã bị rung chuyển bởi một loạt các cuộc biều tình của người dân đòi nâng cao lợi ích công việc và việc làm. Một vài cuộc đình công về tiền lương lương và lương hưu đã nổ ra tại các nhà máy dầu khí. Trong năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp ở Oman đã tăng lên 24,4% và còn tiếp tục tăng lên, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết.

4. Kuwait

k

Là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 6 thế giới, doanh thu dầu mỏ của Kuwait từ giữa tháng 4 đến tháng 11 năm ngoái lên tới 63,5 tỷ USD, chiếm 95% thu nhập của chính phủ.

Dù không bị đánh thuế thu nhập, song các công dân của Kuwait phải đóng góp 7,5% tiền lương cho các lợi ích an sinh xã hội, những người sử dụng lao động thì phải đóng góp 11%.

Mặc dù là quốc gia giàu có trên thế giới tính theo GDP bình quân, liên tiếp các cuộc đình công và biểu tình của người công nhân phản đối chính sách tiền lương trong khu vực công đã nổ ra ở Kuwait trong thời gian qua, buộc chính phủ phải tăng 25% tiền lương cho người lao động.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo hoạt động chi tiêu có thể ảnh hưởng tới tính bền vững trong tài chính công của Kuwait. Hiện chỉ có 7% người Kuwait làm việc trong khu vực tư nhân, và tăng lương hưu có thể gây áp lực nặng nề lên chi tiêu chính phủ.

5. Quốc đảo Cayman

m

Được mệnh danh là trung tâm tài chính ngoài biển, Quần đảo Cayman là một bức tranh lớn về sự giàu có với thuế thu nhập bằng 0 và người dân không bị bắt buộc phải đóng góp cho an ninh xã hội.

Tuy nhiên, những người sử dụng lao động được yêu cầu cung cấp kế hoạch lương hưu cho mọi công nhân, bao gồm cả người nước ngoài làm việc trên 9 tháng ở Cayman.

Trong khi không có thuế thu nhập cá nhân, vẫn có một số loại thuế gián tiếp khác ở Cayman như thuế nhập khẩu, có thể lên đến 25%.

Tiêu chuẩn sống cao đồng nghĩa giá bất động sản cao ở Cayman. Chi phí trung bình cho một căn hộ ở quần đảo này là hơn 55.000 USD, trong khi chi phí cho một căn nhà là 736.000 USD, theo số liệu chính phủ.

6. Bahrain

k

Do không đánh thuế thu nhập, doanh thu của Bahrain chủ yếu dựa vào sản lượng từ mỏ dầu Abu Safa, chiếm 70% doanh thu ngân sách của chính phủ.

Đối với các lợi ích an sinh xã hội, người dân phải đóng góp 7% thu nhập của họ cho chính phủ, trong khi người nước ngoài phải trả 1%. Người sử dụng lao động cũng phải đóng góp 12% thu nhập của người lao động cho bảo hiểm xã hội.

Các loại thuế gián tiếp bao gồm thuế 3% giá trị tài sản trong chuyển nhượng bất động sản. Người nước ngoài muốn thuê một ngôi nhà ở Vịnh Ba Tư cũng phải đóng thuế 10%.

Bất chấp sự giàu có về dầu mỏ, Bahrain vẫn phải chịu thâm hụt ngân sách 83 triệu USD trong năm 2011. Hiện Chính phủ Bahrain đang xem xét phát hành trái phiếu quốc tế.

7. Bermuda


Được coi là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, Bermuda cũng nằm trong số những nước có chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới.

Dù không có thuế thu nhập, người công nhân phải đóng góp 5,75% trong tổng số 16% thuế mà người chủ lao động phải đóng cho chính phủ. Những người lao động và giới chủ cũng phải trả 30,40 USD một tuần cho bảo hiểm an sinh xã hội.

Các loại thuế khác bao gồm thuế bất động sản lên đến 19%, thuế áp dụng cho thừa kế/bất động sản dao động từ 5 đến 20% tùy thuộc vào giá trị tài sản. Ngoài ra, Bermuda cũng áp dụng thuế với hàng hóa nhập khẩu. Các cá nhân chuyển đến Bermuda phải trả thuế 25% đối với các loại hàng hóa mang theo.

8. Bahamas

,

Trong số các nước giàu khu vực Carribean, Bahamas nổi danh là nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và ngân hàng nước ngoài.

Khoảng 70% thu nhập của chính phủ bắt nguồn từ các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Người lao động ở Bahamas không phải đóng thuế thu nhập những có nghĩa vụ đóng góp 3,9% tiền lương cho an sinh xã hội. Bahamas cũng đánh thuế 1% đối với các loại tài sản.

Mặc dù nổi tiếng là một trung tâm tài chính lớn, Bahamas lại có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, lên đến 15%. Trong khi đó, các đảng phái chính trị lại mâu thuẫn trong các dự án thăm dò dầu khí ngoài biển, có thể mang lại nguồn doanh thu lớn cho chính phủ.

Nguồn CNBC/DVT


Sự kiện