Thứ Sáu | 22/03/2013 10:18

7 ngày căng thẳng khủng hoảng Síp qua ảnh

Thời gian trôi qua và khả năng đảo quốc Síp rời khỏi eurozone, hay vỡ nợ, ngày càng tới gần hơn.
Trong đêm dài giữa ngày 15 và 16/3, bộ trưởng Tài chính Síp đã chấp nhận một thỏa thuận cứu trợ cho quốc gia đang mắc nợ lớn, kéo lùi khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) trở lại tình trạng khủng hoảng nhanh chóng.

Thỏa thuận sẽ tác động xấu tới người gửi tiền hơn là người đóng thuế này chưa từng có và mang tới một làn sóng chấn động khắp các thị trường tài chính. Những người gửi tiền tiết kiệm cảm thấy bị phản bội - theo thỏa thuận ban đầu dù tiền gửi dưới 20.000 euro cũng sẽ bị áp thuế - và thỏa thuận này đã nhanh chóng bị quốc hội Síp bác bỏ.

Với tình trạng nợ nần và khả năng vỡ nợ hiện ra trước mắt Síp, bộ trưởng Tài chính Michael Sarris đã quay sang Nga nhờ trợ giúp. Nga sẵn sàng trợ giúp khi nhiều doanh nhân Nga đăng ký hoạt động tại đảo quốc này, hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng thêm áp lực khi tuyên bố sẽ mở rộng việc cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng Síp sau ngày thứ hai.

Đồng hồ vẫn đang nhích và khả năng đảo quốc Síp rời khỏi eurozone, hay vỡ nợ, ngày càng hiện ra rõ hơn.

Người Síp biểu tình

Làn sóng người Síp với biểu ngữ và tranh minh họa Thủ tướng Đức Angela Merkel như một kẻ phát xít trong suốt cuộc biểu tình chống thỏa thuận cứu trợ của EU bên ngoài quốc hội tại thủ đô Nicosia, ngày 19/3. Người phát ngôn quốc hội Síp kêu gọi các nghị sĩ không để bị tác động trong khi bỏ phiếu cho gói cứu trợ từ eurozone để cứu đảo quốc Địa Trung Hải khỏi phá sản.

Người biểu tình Síp

Con đường khó khăn

Sau cuộc học thứ ba với cương vị người đứng đầu nhóm các bộ trưởng Tài chính (Euro Group), bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem đã đối mặt với những cáo buộc sai lầm khi không lường trước được rằng thuế đánh vào tiền gửi tiết kiệm nhỏ sẽ bùng nổ. Việc mạo hiểm bác bỏ của quốc hội Síp sẽ kéo eurozone trở lại suy thoái.

Bộ trưởng Tài chính
Bộ trưởng Tài chính Hà Lan.

Síp nói KHÔNG

Các thành viên quốc hội Síp đã bỏ phiếu về thỏa thuận cứu trợ tại thủ đô Nicosia ngày 19/3. Họ đã bác bỏ việc đánh thuế tiền gửi ngân hàng theo yêu cầu của các nhà tài trợ quốc tế với đa số phiếu.
Quốc hội Síp

Nga giải cứu?

Sau khi đề nghị từ chức, ông Sarris đã tới Moscow đàm phán với các quan chức Nga trong đêm ngày 19/3, dấy lên kỳ vọng rằng Nga sẽ tới cứu trợ tài chính cho Síp. Síp và Nga nối lại đàm phán ngày 21/3 để trao đổi về thỏa thuận có thể bao gồm việc hợp tác trong hoạt động ngân hàng và khí đốt.

lãnh đạo
Lãnh đạo bế tắc

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chỉ trích cách hành xử của Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề khủng hoảng nợ Síp, so sánh việc đánh thuế tiền vửi với các biện pháp tác động xấu tới những người gửi tiền dưới thời Liên Xô. Ông Medvedev (bên phải) gặp chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso ngày 21/3.

thutuong nga

Sự cứu giúp từ Giáo hội?

Người đứng đầu Giáo hội Chính thống Síp, Tổng giám mục Chrysostomos II cho biết ông sẽ mang tài sản của giáo hội để giúp Síp ra khỏi suy thoái, sau khi các nhà lập pháp từ chối kế hoạch đánh thuế 10% số người gửi tiền tại ngân hàng.

giao hoi
Tối hậu thư của ECB

ECB cho hạn cuối là ngày 25/3 để đạt được một kế hoạch cứu trợ, đe dọa cắt nguồn tài trợ cho các ngân hàng thiếu tiền mặt của đảo quốc này nếu không có chương trình nào được nhất trí và được EU cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông qua.

tối hậu thư

Đổ xô tới các ngân hàng?

Đoàn người xếp hàng bên ngoài một số máy rút tiền ATM của ngân hàng Laiki ngày 21/3. Laiki là một trong những ngân hàng yếu kém nhất tại Síp.

đổ xô tới các ngân hàng

Quỹ đầu tư đoàn kết

Các lãnh đạo chính trị tại Síp đã đồng ý rằng quốc gia này nên thành lập một quỹ đầu tư đoàn kết để tăng thêm vốn cần thiết theo thỏa thuận cứu trợ với eurozone và IMF để ngăn hệ thống ngân hàng sụp đổ.

quỹ đoàn kết

Các ngân hàng trên bờ vực

Nếu Síp không thể đạt được thỏa thuận, các ngân hàng lớn nhất nước này có thể bị rút sạch các khoản tiền gửi không bảo hiểm, và nước này có thể buộc phải rời khỏi eurozone, một quan chức cao cấp EU cho biết.

ngân hàng síp

Ảnh hưởng lây lan

Việc trở thành một thành viên của eurozone được xem là không thể thay đổi, nhưng nhiều người hiện giờ đặt dấu hỏi về điều gì sẽ xảy ra nếu Síp không thể đáp ứng các điều kiện của Troika - gồm Ủy ban châu Âu, IMF và ECB - và buộc phải rời khỏi khu vực eurozone. Liệu nó có lây lan sang khu vực Nam Âu?

lây lan

Nguồn Khampha/CNBC


Sự kiện