Thứ Bảy | 22/12/2012 20:48

7 kịch bản đối với bờ vực tài khóa tại Mỹ

Trong bối cảnh đàm phán ngân sách tránh "bờ vực tài khóa" đang vào giai đoạn nước rút, dưới đây là 7 kịch bản có thể xảy ra đối với nước Mỹ.
Trừ khi Tổng thống Barack Obama và Quốc hội Mỹ có thể đạt được thỏa thuận trong kỳ nghỉ lễgiáng sinh và năm mới, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể phải quay trở lại với tình trạng suythoái bởi thuế sẽ bắt đầu tăng cao trong khi chi tiêu bị cắt giảm mạnh vào tháng 1 tới.

Mối nguy từ vách đá tài khóa có giá trị lên tới 600 tỷ USD đang buộc 2 đảng Cộng hòa và Dânchủ phải bỏ ra rất nhiều khác biệt trong quá khứ để chấp thuận kịch bản bờ vực tài khóa không xảyra. Đã nhiều tuần nay, ông Obama và chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner - chính trị gia caocấp nhất của đảng Cộng hòa ở quốc hội - luôn luôn cố gắng tìm ra 1 thỏa thuận chung. Các cuộc thảoluận liên tiếp diễn ra, giới tài chính liên tiếp đón nhận nhiều thông tin trái chiều với cả nhữngtác động tích cực và tiêu cực.

Liệu cuối cùng thì mọi thứ nước Mỹ sẽ đi đến đâu? Theo 1 bài viết mới được đăng tải trên tờCNBC, dưới đây là 7 kịch bản có thể xảy ra:

1. Obama và Boehner có những thỏa thuận bí mật

Trước khi Boehner bắt đầu đưa ra "kế hoạch B" - kế hoạch tăng thuế đánh vào những người có thunhập lớn hơn 1 triệu USD, ông và Obama đã tiến gần hơn đến kế hoạch tăng thuế đốivới một số người nhất định đi kèm với cắt giảm chi tiêu công.

Tuy nhiên, rõ ràng là việc thông qua kế hoạch tăng doanh thu thuế thêm 1.000 tỷ USD đi kèm vớicắt giảm chi tiêu trong dài hạn tới 1.000 tỷ USD là 1 điều quá khó khăn cho cả 2 bên.

Trong khi Boehner phải thuyết phục được đảng Cộng hòa đồng ý với ý tưởng tăng thuế, Obama phảithuyết phục đảng Dân chủ thông qua kế hoạch cắt giảm một số chương trình an sinh xã hội, trong đóbao gồm cả những chương trình y tế như Medicare và Medicaid dành cho người già và người nghèo. Đâylà những điều không hề đơn giản.

2. Thị trường chứng khoán lao dốc quá nhanh khiến các chính trị gia buộc phải ngừng tranh luận và đưa ra1 thỏa thuận chóng vánh nhưng có ý nghĩa lớn
Đây là điều đã xảy ra vào cuối tháng 9 năm 2008, sau khi Quốc hội từ chối gới cứu trợ tàichính qui mô lớn bất chấp chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng như bộ trưởng bộ Tài chínhHenry Paulson đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế có thể sụp đổ.

Khi đó, chỉ số Dow Jones đã giảm hơn 700 điểm và đảng Cộng hòa nhanh chóng lật ngược tình thếbằng cách thông qua chương trình Giải cứu tài sản xấu có giá trị 700 tỷ USD chỉ một vài ngày sauđó.

"Bờ vực tài khóa" có thể sẽ không gây ra những hiệu ứng lớn như vậy đối với thị trường. Tuynhiên, các chính sách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu có thể là 1 "đòn đau" giáng vào nền kinh tếMỹ.

3. Không có thỏa thuận nào, Mỹ "lao xuống bờ vực" (chí ít là trong ngắnhạn)
Vào ngày 1/1/2013, thuế thu nhập cá nhân sẽ tăng lên đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên, trongsuốt tuần đầu tiên của tháng 1, quốc hội sốt sắng và cuối cùng sẽ nhanh chóng đạt được thỏathuận.

Tại sao thỏa thuận lại được đưa ra vào tháng 1 trong khi nước Mỹ thất bại trong tháng12?

Nguyên nhân là một khi thuế đã tăng lên, người ta dễ dàng giữ nguyên mức thuế đó đối với 1nhóm người trong khi loại bỏ những chính sách làm tổn hại đến tầng lớp những người có thu nhập thấpvà trung bình.

Kịch bản này cũng đồng nghĩa với việc không có thành viên nào của quốc hội bỏ phiếu chấp thuậntăng thuế đối với 1 nhóm đối tượng nào đó. Thuế tự động nâng lên. Lá phiếu sẽ được đưa ra với ýkiến giảm thuế về mức của năm 2012 cho hầu hết người Mỹ.

4. Không có thỏa thuận nào được đưa ra trong 6 tuần nữa
Nếu quốc hội không tăng trần nợ công, Kho bạc Mỹ sẽ không thể vay mượn thêm được nữa. Nước Mỹđứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Các thành viên của đảng Cộng hòa đã coi các thỏa thuận về trần nợ công như một điều kiện đểđổi lấy giải pháp cho vách đá tài khóa theo đúng hướng mà họ mong muốn là giảm số tiền thuế bị tănglên và cắt giảm nhiều hơn các phúc lợi xã hội.

Đây cũng chính là chiến lược đã được đảng Cộng hòa áp dụng hồi giữa năm 2011, khi cuộc chiếngần đây nhất về trần nợ công nổ ra. Tuy nhiên, họ đã phải trả giá đắt về mặt chính trị. Các thịtrường tài chính trên toàn cầu ngả nghiêng vì những bất ổn trong chính sách. Thậm chí, xếp hạng tínnhiệm của Mỹ bị hạ bậc và đảng Cộng hòa phải chứng kiến sự ủng hộ giành cho họ suy giảm rõrệt.

5. Boehner đưa ra 1 quyết định dũng cảm: đồng ý tăng thuế đánh vào những người có thunhập trên 250.000 - đúng như những gì Obama mong muốn
Kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ đảng Dân chủ trong khi chỉ được rất ít thành viêncủa đảng Cộng hòa ủng hộ.

6. Thỏa thuận riêng lẻ
Quốc hội Mỹ có thể thông qua kế hoạch trì hoãn hầu hết các khoản tăng thuế hoặc gia hạn thêmmột số chương trình miễn giảm thuế. Đây là kịch bản giúp tầng lớp trung lưu không bị tăngthuế.

7. Thị trường chứng khoán không suy sụp và các chính trị gia kết luận rằng "bờ vực tài khóa" không phảilà điều quá tồi tệ
Theo kịch bản này, Quốc hội và Nhà Trắng sẽ tiếp tục tranh cãi về các chính sách thuế và chitiêu công trong suốt 2 năm tiếp theo (2013 và 2014).

Nguồn CafeF


Sự kiện