7 bài học tiếp cận đầu tư rút ra từ khủng hoảng tài chính
Vậy câu hỏi đặt ra là: Những bài học quan trọng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với quan hệ khách hàng mà các nhà cố vấn tài chính cần phải rút ra là gì?
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Các gia đình có thu nhập và tài sản cao, giám đốc chiến lược đầu tư tại Brown Brothers Harriman, ông G. Scott Clemons, đã chỉ ra 7 bài học lớn mà các nhà đầu tư có thể rút ra và áp dụng vào mối quan hệ khách hàng hiện tại. 7 bài học lớn bao gồm:
1. Đầu tư thụ động không phải là đầu tư không có rủi ro
Clemons tuyên bố rằng không có thứ gọi là "đầu tư thụ động" và kêu gọi các cố vấn tài chính xem xét lại sự phân chia giữa đầu tư chủ động và thụ động.
Clemons cho rằng một nhà đầu tư trong một quỹ đầu tư thụ động trong suốt 13 năm qua chỉ có lợi nhuận thu về bằng 0%, điều này đồng nghĩa rủi ro là rất thấp, song trên thực tế cái giá mà họ phải trả cho điều đó là một lượng lớn bất ổn. Điều này thể hiện qua việc các nhà đầu tư thụ đồng thường ồ ạt bán ra khi giá chạm đáy và họ không thể chịu thêm thua lỗ, để rồi sau đó lại mua vào khi giá gần chạm đỉnh.
"Gốc rễ vấn đề ở đây chính là việc chiến lược đầu tư thụ động là loại chiến lược dựa trên động lực giá", Clemons nhận định.
Đơn cử như chỉ số S&P 500, đây là loại chỉ số xem trọng vốn hóa. Bằng cách dựa vào vốn hóa, chỉ số này sẽ xác định quy mô của 1 công ty, đồng thời xác định luôn cả số cổ phiếu mà một nhà đầu tư phải mua của công ty đó. Do đó, khi giá cổ phiếu tăng, vốn hóa cũng theo đó mà tăng lên, buộc các quỹ đầu tư thụ động phải mua vào nhiều hơn. Các quỹ mua vào nhiều hơn lại gây áp lực đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn nữa và vốn cổ phần cũng tăng lên theo. Và vòng tròn luẩn quẩn đó cứ tiếp tục tăng lên mãi cho đến khi khủng hoảng bùng phát.
Clemons cho rằng chiến lược dựa trên động lực giá hoạt động hiệu quả trong thập niên 1980 và 1990. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua nó đã bộc lộ nhiều nhược điểm chết người.
Chính vì vậy, Clemons khuyến khích các cố vấn tài chính nên thử và phá bỏ sự phân chia giữa đầu tư thụ động và bị động. "Đầu tư bị động có vẻ như là an toàn, còn thụ động có vẻ như ẩn chứa rủi ro. Chúng ta biết điều đó hoàn toàn không đúng, song khi nói chuyện cùng khách hàng, không phải ai cũng giải thích hết ý nghĩa ẩn chứa trong câu nói đó", Clemons nói.
2. Định nghĩa rủi ro thông thường là sai
Trong bài phát biểu của mình, Clemons nhận định rủi ro không phải là biến động. Ông giải thích, đối với hầu hết các nhà đầu tư, rủi ro là một khái niệm mà các nhà đầu tư có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục đối với dòng vốn của họ. Họ có thể mất tiền và không bao giờ có thể lấy lại nó.
Trong suốt 20 năm tư vấn cho nhiều khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình, Clemons nhận thấy không một ai trong số họ có chung một quan niệm về rủi ro. Rút ra từ những cuộc trò chuyện với khách hàng của mình, Clemons lưu ý rằng các nhà đầu tư nên thực hiện cân đối các tài sản với nợ phải trả.
"Với tư cách là một nhà đầu tư, bạn sẽ có những tài sản có thể đo lường về mặt tài chính, bạn cũng đồng thời có các khoản nợ phải trả. Một vài trong số những khoản nợ này khá rời rạc (chẳng hạn như các khoản thanh toán thế chấp, cho thuê, học phí hay y tế) và một số thì khá mơ hồ (chẳng hạn như các khoản nợ dành cho nghỉ hưu, du lịch hay giải trí). Do đó, điều các nhà đầu tư cần làm là phải cân đối giữa tài sản và các khoản nợ phải trả".
Như vậy, khi lượng tài sản và số nợ phải trả không cân đối, rủi ro sẽ phát sinh, Clemons kết luận.
3. Lợi nhuận tương đối gần như vô nghĩa
Clemons lưu ý rằng ngành công nghiệp dịch vụ tài chính đã rất thành công trong việc khiến các khách hàng tin rằng: Thành công hay thất bại phụ thuộc vào chất lượng của danh mục đầu tư. Tuy nhiên, ông cho rằng trong bối cảnh thị trường giảm 50% và các cố vấn tài chính giúp khách hàng chỉ mất khoảng 40% lượng vốn, như vậy có thể coi là thành công. Clemons cũng cho rằng danh mục đầu tư không thực hiện được mục tiêu cuối cùng là cân đối tài sản và các khoản nợ phải trả.
Để giải quyết vấn đề này, Clemons đã đề xuất một định nghĩa khác về thành công, trong đó cho rằng các nhà cố vấn đầu tư phải so sánh hiệu suất với một đại lượng nào đó. Mục tiêu cuối cùng của việc quản lý tài sản đầu tư là bảo toàn và giúp tăng trưởng tài sản của khách hàng, do đó các cố vấn tài chính vẫn có thể dùng các điểm chuẩn liên quan để đánh giá thành công hay thất bại, song vẫn tốt nhất nên sử dụng phương pháp cân đối tài sản và các khoản nợ phải trả để đánh giá.
4. Có sự khác biệt giữa giàu có và tiền bạc
Theo Clemons, sự khác biệt nằm ở sức mua, hay nói cách khác là lạm phát. Từ những lần trò chuyện với khách hàng và các diễn đàn công nghiệp khác, ông nhận thấy rất ít người nhận thức được tầm quan trọng của lạm phát, với giả định lạm phát ở mức 2%.
Clemons giải thích rằng tỷ lạm phát, dù ở mức khiêm tốn, có thể hủy hoại sức mua theo thời gian. Giả định, một nhà đầu tư có 1 triệu USD với tỷ lệ lạm phát là 2%, nếu tỷ lệ này tiếp tục duy trì trong 25 năm, nhà đầu tư có thể sẽ chỉ còn chưa đến 40% sức mua. Nếu tỷ lệ lạm phát càng cao, thiệt hại sẽ càng lớn.
Chính vì vậy, Clemons khuyến cáo các cố vấn tài chính khi nói chuyện với khách hàng về việc cân đối tài sản và nợ phải trả, nên chú trọng đến phần lạm phát khi nhắc đến phần nợ phải trả tron bảng cân đối kế toán. "Nên nói về lạm phát trước và giữ nó là trọng tâm của cuộc nói chuyện", Clemons nói.
5. Vai trò của tiền mặt với tư cách là quyền chọn mua bị đánh giá thấp
Clemons cho biết trước nay vẫn có một cuộc tranh luận về vai trò của tiền trong danh mục đầu tư. Ông cho biết hầu hết các chính sách phân bổ tài sản và phương pháp tiếp cận phân bổ tài sản cho rằng tiền là 1 loại tài sản có tỷ lệ lợi nhuận gần bằng 0, nếu tính cả lạm phát thì lợi nhuận luôn về âm, do đó tiền không thực sự có vai trò gì trong danh mục đầu tư.
Tuy nhiên, Clemons lại cho rằng tiền mặt đóng 1 vai trò khác. "Tiền đóng vai trò là 1 quyền chọn trong trường hợp xảy ra biến động theo chiều hướng xấu đối với các lớp tài sản có nguy cơ cao hơn", Claymons nói.
Ông cho rằng tiền mặt là một loại "công cụ phòng ngừa" có thể triển khai khi cần thiết. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đây là phương pháp tiếp cận đòi hỏi tư duy đầu tư "phá cách", kiên nhẫn cũng như khả năng nhìn thấu dài hạn trong một thời gian dài.
6. Phân biệt phân bổ tài sản chiến lược và chiến thuật là cách làm sai lầm
Phân bổ chiến lược, theo Clemons, được định nghĩa chung là loại chiến lược dài hạn, kiên nhẫn, chu đáo, thận trọng và dựa trên giá trị. Trong khi đó, phân bổ chiến thuận là loại phân bổ bị chị phối bởi giá cả nhiều hơn, do đó bị chi phối bởi nhiều động lực hơn cũng như đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề là cả hai phương pháp tiếp cận này đôi khi là hai mặt đối lập của một lăng kính và đôi khi các quyết định phân bổ chiến lược là để mở đường cho các quyết định chiến thuật về sau đó.
Lấy dẫn chứng trong giai đoạn 2008-2010, thời điểm có rất nhiều thay đổi chiến lược, Clemons cho biết nhiều khách hàng đã gọi tới ông để biết xem liệu có thay đổi nào đối với danh mục đầu tư của mình hay không bởi họ chưa quen với việc nhìn thấy quá nhiều thay đổi như vậy. Trong đầu họ vẫn giữ rịt quan niệm: "Chúng ta là những nhà đầu tư dài hạn, kiên nhẫn và dựa vào giá trị", ông cho biết. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn giá ngày càng tăng cao, "các nhà đầu tư dài hạn, kiên nhẫn và dựa vào giá trị" sẽ thấy mình có nhiều cơ hội để chuyển sang phương pháp phân bổ chiến thuật.
Chính vì vậy, công ty chiến lược tiền tệ Brown Brothers Harriman (BBH) đã đề xuất sử dụng từ "năng động" để thay thế cho hai khái niệm phân bổ tài sản chiến lược và chiến thuật.
7. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cần khái quát hóa hơn
Claymons cho biết lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại thừa nhận một số giả định mà những kinh nghiệm trong thập niên trước vẫn chưa thể giải đáp được. Có thể kể đến một vài giả định như: Rủi ro tương đương với biến động; mối tương quan giữa các lớp tài sản là không đổi; tồn tại tài sản phi rủi ro và được sự chấp thuận của các nhà đầu tư...
Ông chỉ ra rằng một vài giả định trong số này không nhất thiết phải xuất hiện trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện tại, song ông đã từng nhìn thấy chúng xuất hiện trong thực tế. Và, nếu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dạy cho các cố vấn tài chính một điều gì đó, thì đó chính là việc họ cần phải trau dồi cả lý thuyết lẫn thực hành và làm thế nào để chúng có thể bổ trợ cho nhau.
Nguồn Cfainstitute/Khampha