6 vụ phá sản địa phương lớn trong lịch sử nước Mỹ
Hôm 19/7, thành phố Detroit, bang Michigan đã buộc phải tuyên bố phá sản do khoản nợ khổng lồ lên tới 18,5 tỷ USD. Lịch sử nước Mỹ cũng từng chứng kiến tình cảnh tương tự của một số thành phố như vậy.
1. Thành phố Vallejo, bang California
Phá sản ngày 6/8/2008, với số nợ hơn 16 triệu USD. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, thành phố của 115.000 người này đã cơ bản thoát ra khỏi sự bế tắc và khủng hoảng.
2. Thành phố Stockton, bang California
Thành phố với khoảng 292.000 dân đã tuyên bố phá sản vào ngày 28/6/2012 sau khi mất khả năng chi trả cho các chủ nợ. Tổng số nợ của Stockton tính đến thời điểm đó rơi vào khoảng 26 triệu USD.
Hiện nay, thành phố này vẫn đang nỗ lực tái thiết thành phố chủ yếu ở các dịch vụ công như y tế, lương hưu, việc làm,...
3. Thành phố San Bernardino, bang California
Thành phố của 210.000 dân Mỹ đã chính thức tuyên bố phá sản ngày 8/1/2012, với số nợ lên tới 46 triệu USD. Hội đồng San Bernardino đã nộp đơn bảo hộ phá sản sau khi phát hiện ra rằng chỉ còn 150.000 USD trong tài khoản ngân hàng của mình.
Hậu quả sau đó vô cùng thảm khốc, 86.000 việc làm biến mất trong vòng 20 năm, nhất là sau khi Air Force One và nhà máy thép Kaiser đóng cửa, giá bất động sản tăng cao và nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng cũng sụp đổ.
4. Quận Orange, bang California
Quận Orange, nơi sinh sống của 3 triệu dân đã tuyên bố phá sản ngày 6/12/1994, với số tiền nợ khoảng 2 tỷ USD.
5. Quận Jefferson, bang Alabama
Đã nộp đơn xin phá sản ngày 11/9/2011, do không trả nổi khoản nợ hơn 4 tỷ USD. Trong số 658.000 dân đang sống tại quận Jefferson, đã có gần 500 người lao động lập tức bị mất việc làm sau khi quận này tuyên bố phá sản.
6. Thành phố Detroit, bang Michigan
Tuy nhiên, tất cả các kỷ lục trên đã bị thành phố Detroit xô đổ. Dù có số dân ít hơn quận Orange (hiện có 685.000 người đang sống tại Detroit), nhưng khối nợ của thành phố này đã lên đến 18,5 tỷ USD. Trong khi vụ phá sản lớn nhất trước đó do quận Jefferson County sở hữu cũng chưa bằng 1/4.
Nguồn Tổng hợp/Dân Việt