6 lý do Tây Ban Nha sẽ rời eurozone đầu tiên
Kinh tế Tây Ban Nha đã suy thoáitrở lại, và nhiều khả năng còn rơi sâu vào suy thoái hơn nữa. Tỷ lệ thất nghiệplên tới 24%. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đối diện với nguy cơ rút tiền ồạt quy mô lớn. Ngân hàng lớn thứ 4 đất nước Bankia chính thức nhận cứu trợ từchính phủ. Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng phải đối diện với cuộc khủng hoảng nhàđất lớn chưa từng có, vốn là nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng.
Trong khi đó, tình hình chung ởeurozone là tất cả những nước gặp khó khăn đang phải chịu đựng các biện phápthắt lưng buộc bụng, đẩy suy thoái lấn sâu, chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp tăngcao và lương giảm cho đến khi lấy lại sức cạnh tranh. Tại Hy Lạp, người dânđang dần học cách chấp nhận với viễn cảnh ảm đạm này. Ireland, Bồ Đào Nha vàItalia cũng vậy. Nhưng người Tây Ban Nha có khả năng sẽ không chấp nhận, dưới đâylà 6 lý do:
1. Tây Ban Nha quá lớnđể giải cứu
Khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng, Liênminh châu Âu (EU) sẽ luôn cứu trợ Hy Lạp. Kinh tế của Hy Lạp chỉ trị giá230 tỷ euro, nước này có thể được trợ cấp trong một thời gian dài. Ngay cả khiHy Lạp bầu cho chính phủ chống thắt lưng buộc bụng, họ vẫn có thể nhận đượctiền, bơm 10% GDP vào nền kinh tế này chỉ tốn có 23 tỷ euro.
Nhưng điều nàykhông đúng với Tây Ban Nha. Nền kinh tế nước này không thể giải cứu nếu sụp đổ,và Tây Ban Nha sẽ phải tự đối mặt với khó khăn của chính mình.
2. Người Tây Ban Nha mệtmỏi với thắt lưng buộc bụng từ trước
Phản đối cắt giảm ngân sách bắt đầutại Tây Ban Nha một năm trước, rồi mới lan sang Hy Lạp cũng như các nước eurozonekhác. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở đây mới chỉ bắt đầu, nhưng đã vấpphải phản đối mạnh mẽ.
3. Tây Ban Nha có một nềnkinh tế thực sự
Người Hy Lạp cảm thấy lo lắng vềcuộc sống sau khi rời eurozone là điều dễ hiểu khi họ không thực sự tạo ra cáigì cả. Nhưng Tây Ban Nha lại là một nền kinh tế thành công với nền tảng côngnghiệp đáng khâm phục, xuất khẩu chiếm 26% GDP, tương đương Anh, Pháp hay Italia.
Mới chỉ tuần nước, nhà sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản thông báo kế hoạch đầu tư lớnở đây. Vấn đề của Tây Ban Nha là bong bóng bất động sản. Nhưng không có lý donào cho người Tây Ban Nha lo sợ nằm ngoài eurozone họ sẽ không thể thịnh vượngđược.
4. Tây Ban Nha đảm bảo vềchính trị
Với nhiều quốc gia, eurozone là cáigì đó mang tính chính trị hơn là kinh tế. Hy Lạp ở eurozone vì điều này làm họgần hơn với châu Âu ( chứ không phải một phần của vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởngtừ Thổ Nhĩ Kỳ). Latvia thì muốn là một phần của châu Âu hơn chịu ảnh hưởng từNga.
Đức gắn với eurozone vì châu Âu vẫn phần nào có thành kiến với quá khứ củahọ, trong khi Pháp muốn đồng tiền chung nâng tầm ảnh hưởng của họ với tế giới.Nhưng Tây Ban Nha không có một lý do chính trị nào, họ có thể ở lại hay rờieurozone dựa tính hiệu quả. Và rõ ràng, hiện tại việc ở lại không phải một lựachọn hiệu quả.
5. Ảnh hưởng của Tây BanNha không chỉ gói gọn trong châu Âu.
Nền kinh tế Tây Ban Nha chỉ phụthuộc một phần vào châu Âu. Bùng nổ kinh tế ở các nước nói tiếng Tây Ban Nhakhu vực châu Mỹ - Latinh cũng góp phần nào vào sự phát triển của Tây Ban Nha.
Giống Anh, Tây Ban Nha luôn tìm kiếm cơ hội trên toàn cầu chứ không chỉ trongthị trường châu Âu. Tây Ban Nha có thể có nhiều cơ hội lớn hơn bên ngoài thếgiới hơn là ở lại eurozone.
6. Tranh luận về việc đihay ở đã bắt đầu
Hiện tại đã có rất nhiều cuộc thảo luận nghiêm túc ở Tây BanNha về tương lai tiền tệ. Rất nhiều nhà kinh tế và chuyên gia đã nhận định: vấnđề thực sự ở đây là khu vực đồng euro, và Tây Ban Nha chỉ có thể hồi phục khitrở lại với đồng tiền peseta trước kia.
Vì tất cả các lý do như trên, TâyBan Nha có thể sẽ là quốc gia đầu tiên trong eurozone đưa ra kết luận việc rờikhối là một bước đi hợp lý, và rời eurozone trước Hy Lạp.
Nguồn Marketwatch/ DVT