5 yếu tố khiến chứng khoán toàn cầu bị bán tháo
Giờ đây, điều mấu chốt là phải giữ cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn và dưới đây là 5 yếu tố đang tác động mạnh mẽ đến tâm lý thị trường và chúng chưa thể sớm chấm dứt.
1. Trung Quốc
Kể từ khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định phá giá nhân dân tệ 3 tuần trước, thị trường chứng khoán nước này đã lao dốc 20%. Kinh tế tăng trưởng chậm lại và giới lãnh đạo Trung Quốc không có đủ công cụ để đảo ngược tình thế. Mối lo ngại này không chỉ ở thị trường chứng khoán mà còn ảnh hưởng xấu đến cả thị trường hàng hóa khi giá quặng sắt giảm đến 70% so với mức đỉnh vào năm trước.
Chỉ số PMI tháng 8 đáng thất vọng của Trung Quốc càng làm trầm trọng thêm tình hình, khi chỉ số này chỉ đạt 49,7 điểm, thấp nhất kể từ tháng 8/2012. Thị trường dự đoán còn nhiều nỗi thất vọng ở phía trước.
2. Thương mại/nhập khẩu/xuất khẩu
Đối với nhiều nhà đầu tư, kinh tế Trung Quốc giảm tốc đơn giản là sự xác nhận về một điều gì đó mà họ biết là tất yếu sẽ xảy ra. Những nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 10% năm này qua năm khác, rốt cuộc sẽ chững lại và sẽ gây tác động to lớn lên cả khu vực. Kinh tế Đài Loan, Malaysia và Việt Nam cũng có dấu hiệu chậm lại do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất hôm thứ Ba 1/9 là Hàn Quốc khi xuất khẩu giảm mạnh nhất trong 6 năm qua.
Vậy, tại sao thị trường chứng khoán vẫn xảy ra tình trạng bán tháo nếu hầu hết mọi người đều biết tình hình? Một phần vì tình trạng bán tháo tại Trung Quốc, một loạt đồng tiền mới nổi và giỏ các tài sản rủi ro hơn thường tác động đến chứng khoán trong một môi trường kết nối toàn cầu. Nhưng cũng còn vì 2 “bóng đen” trên thị trường Mỹ:
3. Định giá
Đừng quên thị trường là nơi giới đầu tư đánh giá triển vọng kinh doanh của một công ty so với giá trị mà thị trường áp cho nó. Và ở điểm này, rất khó để nói cổ phiếu không bị định giá quá cao. 2 tuần trước, giá cổ phiếu của các công ty trong S&P 500 cao hơn 30% so với hệ số P/E trong những năm 2000. Kể từ tháng 3/2009 - đáy của khủng khoảng tài chính - chỉ số này đã tăng 2 lần, chủ yếu do kinh tế Mỹ dường như đang trên đà hồi phục với GDP quý II đạt 3,7%.
Nhưng vẫn còn một loạt những điểm yếu khác như sản lượng và tăng trưởng lương vẫn ở mức thấp.
4. Fed
Bóng đen thứ 2 có thể là lý do chính khiến thị trường “sốt” đến vậy. Với việc Fed duy trì lãi suất ở mức cận 0, giới đầu tư không còn chỗ để “đi”. Trái phiếu chính phủ có lợi tức rất thấp. Trong một môi trường như vậy, chứng khoán là con đường dẫn đến sự thịnh vượng.
Tuy nhiên, mọi chuyện có thể sớm thay đổi. Tháng 9 này Fed có thể nâng lãi suất thêm 0,25%. Ngay khi Fed bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ bắt đầu tăng đều đặn sau mỗi phiên họp. Đối với giới đầu tư, điều này đồng nghĩa rằng trái phiếu đột nhiên trở nên hấp dẫn hơn.
5. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và báo cáo việc làm của Mỹ cuối tuần này
Cũng đừng quên chứng khoán châu Âu cũng đang chịu cảnh bán tháo ồ ạt cộng với việc kinh tế khu vực này vẫn đang rất yếu ớt. Trong ngắn hạn, phiên họp ECB vào thứ Năm 3/9 sẽ tác động rất mạnh đến thị trường. ECB được dự đoán sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ, nhưng bất kỳ sự thay đổi nào về cách diễn đạt liên quan đến chứng trình mua trái phiếu hoặc quan điểm của ECB về Trung Quốc sẽ sẽ có ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang theo dõi rất sát sao báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 8 của Mỹ, công bố vào thứ Sáu 4/9.
Nhật Trường
Nguồn WSJ