5 sự thật về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos
Cuộc họp với tên gọi Diễn đàn Kinh tế Thế giới ngày càng nổi tiếng trong những thập kỷ qua đồng thời cũng nhận được những lời dèm pha lặp đi lặp lại. Sự thật là cuộc họp này chẳng hề đặc biệt hay bí ẩn như người ta chỉ trích, và cũng chẳng biến đổi thế giới như hình ảnh mà nó tạo ra.
Những câu chuyện đồn đại sau đây chỉ là một vài trong số những quan niệm sai lầm xuất hiện xung quanh sự kiện được thế giới biết đến với tên gọi đơn giản là "Davos".
1. Davos là một hội nghị dành cho các nhà tài phiệt trên thế giới?
Không thực sự như vậy, dù giám đốc điều hành của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới là nhóm lớn nhất tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới, những năm qua các lãnh đạo tôn giáo, nhà khoa học, chính trị gia, nghệ sĩ, học giả, các nhà hoạt động xã hội, nhà báo và những người đứng đầu các tổ chức phi chính phủ trên khắp toàn cầu cũng đã tham gia hội nghị này. Những thành viên mới tham dự này chiếm khoảng một nửa số người tới Davos. Chúng ta có thể gặp những gương mặt như Umberto Eco, Bono hay Nadine Gordimer, Bill Gates, George Soros hay giám đốc điều hành PepsiCo Indra Nooyi.
Sự đa dạng này không phải lúc nào cũng là đặc điểm của Davos. Được thành lập năm 1971 bởi giáo sư kinh tế người Đức Klaus Schwab, cuộc họp ban đầu được đặt tên là Diễn đàn Quản lý châu Âu và phục vụ cho các giám đốc điều hành châu Âu lo ngại về các đối thủ cạnh tranh Mỹ. Qua thời gian, Schwab đã mở rộng phạm vi và đối tượng tham gia, từ những năm 1990, các báo cáo về đói nghèo, biến đổi khí hậu và xung đột quân sự đã trở nên phổ biến như kinh doanh và quản lý.
Tuy nhiên, bí mật nhỏ bé lem luốc của Davos chính là những phiên họp trong chương trình chính thức - với những cái tên to tát như "Kiến tạo một hành tinh mát mẻ hơn" và "Xây dựng phù du: Ánh sáng trong lĩnh vực công cộng" - không phải là nội dung chính. Những cuộc trao đổi bình thường tại tiền sảnh và những buổi cà phê không chính thức với những nhân vật quan trọng quốc tế mới đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút ngày càng nhiều những con người cực kỳ bận rộn tới một địa điểm lạnh giá, bất tiện trên dãy Alps Thụy Sỹ.
2. Những quyết định thay đổi thế giới lớn lao được ra đời tại Davos?
Khi tỷ phú và chính trị gia tụ hội tại một vị trí xa xôi, bao quanh bởi những người bảo vệ có vũ trang, chẳng có gì ngạc nhiên khi các nhà lý luận tưởng tượng ra rằng nhóm nhỏ này đang điều hành thế giới, bảo vệ các đặc quyền và đặt ra các quyết định sẽ thay đổi cuộc đời của tất cả mọi người. Và chính bản thân diễn đàn cũng thể hiện vấn đề trong các cuộc họp của mình; nhiệm vụ thường được diễn đàn đề ra, trang trí trên các túi lớn và sách bỏ túi, là "cam kết cải thiện tình hình thế giới".
Vậy chuyện gì diễn ra tại Davos? Những người ủng hộ diễn đàn chỉ ra những thời điểm đáng chú ý như khi Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ký một tuyên bố năm 1988 xua tan bóng ma chiến tranh; hay cuộc họp chưa từng có tiền lệ của đại diện 2 miền Triều Tiên một năm sau đó; hay cuộc gặp mặt của Thủ tướng Đông Đức Hans Modrow và Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl thảo luận về việc tái thống nhất cũng trong năm 1989. Cũng tại Davos năm 1992, ông Nelson Mandela và Tổng thống Nam Phí F.W de Klerk lần đầu tiên xuất hiện cùng năm tại một cuộc họp quốc tế.
Tuy nhiên, đó chỉ là suy đoán, khó có thể đánh giá các quyết định chính trị quan trọng hay các thỏa thuận kinh tế xuất hiện từ Davos - hay tần xuất chúng xảy ra tại những nơi khác. Ấn tượng về các cuộc họp tại Davos trong hai thập kỷ qua là lãnh đạo chính phủ sẽ không tham gia đàm phán các thỏa thuận. Thay vào đó, họ sử dụng Davos như nền tảng để đánh bóng tín nhiệm quốc tế của mình, để gây ấn tượng với khán giả khi về nước hay đơn giản chỉ là ra ngoài gặp gỡ bạn bè.
3. Davos là thánh đường của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và phi chính phủ?
Cố giáo sư trường đại học Harvard, Samuel Huntington đã đặt ra thuật ngữ "Davos Man" năm 2004 để chỉ trích các thành viên của giới thượng lưu toàn cầu, những người "chẳng cần mấy tới lòng trung thành quốc gia, xem biên giới quốc gia như những trở ngại mà biến mất thì thật tốt, và xem chính phủ các nước như tàn dư từ quá khứ mà chức năng hữu dụng duy nhất của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành thế giới của giới thượng lưu."
Huntington (người thường tham dự Davos) miêu tả chính xác suy nghĩ chung của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, tại Davos và những nơi khác. Tuy nhiên, miêu tả tính cách về "Davos Man" vẫn đúng cho tới ngày hôm nay.
Các giám đốc điều hành từ Ấn Độ và Trung Quốc - các quốc gia mà chính phủ đóng vai trò chi phối nhiều hơn trong các vấn đề kinh tế - tới Davos ngày càng nhiều trong những năm gần đây và có thể không tán thành ý tưởng rằng lòng trung thành quốc gia và chính phủ đang mất đi tầm quan trọng. Tương tự như vậy, những người tham dự không thuộc lĩnh vực kinh doanh đăng đàn để đưa ra những phê bình về thị trường tự do, hùng hồn tuyên bố chúng rất tồi tệ. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế vẫn sống và sống tốt - ngay cả ở Davos.
4. Davos cho chúng ta biết kinh tế toàn cầu đang đứng ở đâu?
Các chuyên gia tụ họp tại Davos không thấy sự sụp đổ đang tới gần của Liên Xô. Họ đã dự đoán sai về khủng hoảng tài chính tại Mỹ Latin, Nga và châu Á trong những năm 1990, hay việc bong bóng công nghệ bùng nổ vào cuối thập kỷ đó. Họ không dự báo Đại Suy Thoái. Nói cách khác, các chuyên gia càng đi xa thì họ càng tầm thường.
Tại sao chúng ta cho rằng khi các hãng xếp hạng tín dụng, ngân hàng, chính phủ, các nhóm chuyên gia cố vấn, viện nghiên cứu, cơ quan tình báo, các chuyên gia và toàn bộ ngành dự báo kinh tế đã không lường trước được những rủi ro đó thì cuộc họp tại Davos sẽ làm được việc tốt hơn là cảnh báo thế giới? Tóm lại, đám đông tại Davos hầu hết là các chuyên gia. Tâm trạng tại Davos không lái được sự đồng thuận của những người giàu có và quyền lực, nó chỉ đơn thuần phản ánh điều đó.
5. Davos đang mất dần sức hấp dẫn?
Davos đã quá lớn, quá đông những người nổi tiếng và quá thiếu chất.Những lời chỉ trích thường xuyên là một lý do mà các cuộc họp khác của lãnh đạo thế giới tăng lên nhanh chóng.
Chẳng hạn, Sáng kiến Toàn cầu Clinton (CGI) được cựu Tổng thống Bill Clinton trình bày năm 2005 là kết quả của sự thất vọng về các cuộc thảo luận mà nói nhiều hơn làm. Những người tham gia CGI được chờ đợi không chỉ thảo luận những vấn đề như bệnh dịch hay thảm họa động đất ở Haiti mà còn đưa ra những cam kết cụ thể để giải quyết chúng.
Các cuộc đàm phán TED - một hội nghị nhỏ bắt đầu vào năm 1984 để trao đổi về công nghệ, giải trí và thiết kế - đã mở rộng hơn số khán giả quốc tế theo dõi trực tuyến. Wall Street Journal, Atlantic Monthly và các ấn phẩm khác cũng đưa ra các sự kiện tương tự. Một liên minh các tổ chức hoạt động cánh tả, các nhóm chính trị và phi chính phủ từ khắp thế giới đã hình thành nên một Diễn đàn Xã hội Thế giới thường niên, cũng diễn ra vào đầu năm và tự tuyên bố rằng chống Davos.
Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích và cạnh tranh, không có bằng chứng nào cho thấy Davos đã mất đi sức hấp dẫn của mình. Giống như nhiều năm khác, năm 2010 có hơn 30 lãnh đạo chính phủ đã tới tham dự, cũng như sự có mặt của hơn 50 quan chức hàng đầu của các tập đoàn đa quốc gia, chủ tịch của các tổ chức phi chính phủ quan trọng nhất thế giới, biên tập viên và chủ mục của các ấn phẩm hàng đầu, hàng trăm chuyên gia từ các viện nghiên cứu và tổ chức tư vấn, những người đã giành giải Nobel, và lãnh đạo của các lĩnh vực khác. Thêm vào đó, tất nhiên còn có giám đốc điều hành của 1400 công ty lớn nhất toàn cầu.
Trong năm nay, dù thế nào đi nữa, con số sẽ cũng tương tự như thế, và những chỉ trích cũng sẽ xuất hiện.
Nguồn Khampha/Washingtonpost