Thứ Sáu | 11/07/2014 11:00

5 sự thật kinh ngạc về hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc

Bắc Kinh đã chi hàng trăm tỷ USD cho hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới-một công trình kỳ công được thực hiện trong chưa đầy 1 thập kỷ.
Hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

6 năm kể từ khi Trung Quốc mở tuyến đường cao tốc đầu tiên, mạng lưới đường sắt cao tốc của nước này đã tăng lên 6.800 dặm và trở thành hệ thống lớn nhất thế giới.

Quy mô của dự án này là khổng lồ, nhưng nó cũng kéo theo hàng trăm tỷ USD nợ nần, 1 vụ tai nạn gây chết người, cùng với nhiều cáo cuộc tham nhũng.

Từ Bắc Kinh đến Thượng Hải chỉ mất 5 giờ

Mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn đang kết nối tất cả các thành phố chính ở phía Đông Trung Quốc, từ Cáp Nhĩ Tân ở phía Bắc đến Thâm Quyến, gần biên giới với Hong Kong. Với tàu cao tốc mới, thời gian đi trên tuyến đường nối hai thành phố lớn nhất Trung Quốc (Thượng Hải - Bắc Kinh) chỉ còn 5 giờ. Kể từ khi tuyến đường này mở cửa năm 2011, số lượng hành khách đã lên đến hơn 220 triệu người.

Quy mô của dự án này là khổng lồ, nhưng nó cũng kéo theo hàng trăm tỷ USD nợ nần, 1 vụ tai nạn gây chết người, cùng với nhiều cáo cuộc tham nhũng.
Bên cạnh quy mô khổng lồ, hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng kéo theo hàng trăm tỷ USD nợ nần, 1 vụ tai nạn gây chết người, cùng với nhiều cáo cuộc tham nhũng.

Nếu con số 6.800 dặm chưa mang đến những ấn tượng, thì dự định tiếp theo của Trung Quốc có thể làm thay đổi điều đó. Chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch tăng gấp đôi kích thước mạng lưới đường sắt cao tốc chỉ trong vài năm. Trong đó bao gồm cả việc xây mới một tuyến đường nối miền trung của Trung Quốc với khu vực bất ổn Tân Cương - nằm ở rất xa về phía Tây. Mặc dù lợi ích kinh tế của tuyến đường này đang bị đặt dấu hỏi lớn, nhưng ít nhất, thời gian di chuyển từ Lan Châu đến thủ phủ Urumqi của vùng Tân Cương sẽ được rút ngắn từ 21 giờ xuống 8 giờ.

Nhanh hơn đạn bay

Trong khi hầu hết các tuyến đường hoạt động với tốc độ từ 125-190 dặm/giờ thì một số tàu du lịch đạt tốc độ gần 220 dặm/giờ.

Đặc biệt, một tàu siêu nhanh đã đạt tốc độ cao nhất 311 dặm/giờ trong một cuộc chạy thử. Đối với dịch vụ thông thường đưa hành khách từ sân bay Thượng Hải vào thành phố, vận tốc trung bình đạt 270 dặm/giờ.

Trong khi tàu cao tốc phổ biến ở châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc thì loại phương tiện giao thông này rất hiếm ở Mỹ.

Những chuyến xe của hãng Amtrak's Acela Express chạy từ Washington đến Boston là tuyến đường sắt cao tốc duy nhất tại Mỹ. Vận tốc của tàu có thể đạt 150 dặm/giờ nhưng thường chạy với vận tốc trung bình chỉ 70 dặm/giờ (tính cả thời gian dừng).

Sao phải bay khi có thể đi tàu?

Tàu cao tốc ở Trung Quốc hút khách nhờ giá thành thấp và giữ trọn lời hứa đưa khách đến đúng giờ. Nhiều hành khách đang từ bỏ các hãng hàng không của Trung Quốc và lựa chọn tàu cao tốc là giải pháp thay thế.

Do đó, nhiều tuyến đường đã có tàu cao tốc phục vụ đã được các hãng hàng không cắt bỏ hoặc thậm chí các hãng hàng không còn loại bỏ một số tuyến đường ngắn không còn đủ sức cạnh tranh. Cùng với giá nhiên liệu tăng cao, xu hướng phát triển tàu cao tốc đang đặt các hãng hàng không nội địa vào một vị thế khó khăn.

Cái giá của tốc độ

Hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc không hề rẻ và dự án đã trở thành gánh nặng tài chính của cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc.

Trong năm 2013, Bắc Kinh đã giải thể và chuyển số nợ 420 triệu USD của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho Nhà nước.

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Liu Zhijun, một thế lực đứng đằng sau sự mở rộng của đường sắt cao tốc Trung Quốc, đã bị buộc tội tham nhũng và nhận mức án tử hình.

Trong khi đường sắt cao tốc tại Trung Quốc chắc chắn an toàn hơn những con đường khác trên đất nước. Nhưng niềm tin vào hệ thống giao thông mới này đã bị lung lay bởi một vụ tai nạn nghiêm trọng năm 2011.

Vào tháng 7/2011, hai tàu cao tốc đã va chạm gần Ôn Châu, khiến 40 tử vong và gần 200 người bị thương.

Nguồn Theo DVO/CNN


Sự kiện