3 bước thần kỳ cho sự thành công của kinh tế châu Á
Theo Economist, tuyên ngôn riêng của Studwell về sự thành công của nền kinh tế không giống như sự đồng thuận Washington trong một khía cạnh: nó cho rằng các nền kinh tế nghèo có thể phát triển thịnh vượng bằng cách làm theo một công thức ngắn của những chính sách thử nghiệm và nỗ lực. Đây hiện là một cách tiếp cận lỗi thời với các nhà kinh tế, những người chuyển sự chú ý của mình từ các chính sách sang các thể chế: những hạn chế chính trị và xã hội đè nặng lên các vị bộ trưởng, bất kể các chính sách mà họ nhìn nhận. Phần lớn các tác giả né tránh các quy định cho sự thành công, tranh luận rằng mọi sự phát triển đều khác nhau.
Ông Studwell không kiềm chế như vậy. Các nền kinh tế phát triển thần kỳ sau chiến tranh của châu Á, ông tranh luận, bằng cách làm theo một công thức chỉ với 3 nguyên liệu: cải cách ruộng đất, xuất khẩu dẫn đầu, sản xuất được chính phủ hỗ trợ; và áp chế tài chính.
Quá trình này bắt đầu với việc lật đổ các địa chủ. Bất động sản phong kiến được phân chia cho các hộ nông dân nhỏ, những người cũng nhận được nguồn tín dụng rẻ và lời khuyên có giá trị. Nông nghiệp quy mô nhỏ đòi hỏi một lượng lớn "kỳ cục" lao động, ông Studwell thừa nhận. Tuy nhiên, đó lại là điều tốt, bởi các nước nghèo như Đài Loan hay Hàn Quốc trong những năm 1950 có lượng dồi dào lao động - và chỉ lao động.
Được trồng trọt, chăm sóc chặt chẽ, mỗi thửa đất đều mang lại năng suất tốt nhất. Sự hậu hĩnh nông nghiệp này sau đó tạo ra khoảng không cho bước tiếp theo: sản xuất xuất khẩu. Nhà nước, ông Studwell nói, phải chăm sóc các nhà sản xuất qua thời kỳ sơ sinh của họ, giúp họ học cách làm thế nào để đứng vững trên đôi chân của chính mình. Tuy nhiên, sự nuôi dưỡng này nên đi cùng với kỷ luật: nhà nước phải buộc các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh số bán ra nước ngoài mang lại một cuộc kiểm tra bên ngoài cho tiến bộ của họ, cho phép nhà nước chọn lọc những kẻ thất bại, ngay cả khi không thể chọn ra những người chiến thắng.
Bí mật cuối cùng của sự thành công châu Á, theo Studwell, là một hệ thống tài chính được bảo vệ. Những người gửi tiền tiết kiệm bị kiểm soát, giam cầm bởi việc kiểm soát vốn mà các ngân hàng nắm đằng chuôi và trả lãi suất thấp. Điều này cho phép các ngân hàng bảo hộ cho các công ty công nghiệp qua những năm học tập của họ.
Studwell không phải là người đầu tiên đưa ra công thức này: công thức này đã có từ ít nhất 140 năm với Nhật Bản dưới thời hoàng đế Minh Trị, ông chỉ ra. Chỉ duy nhất bước đầu tiên, các nông hộ nhỏ được tờ tạp chí The Economist (Anh) ủng hộ.
Cuốn sách của Studwell là một sự pha trộn sống động giữa học thuật, báo cáo và tranh luận. Tâm điểm của nó là phần ghi chép lịch sử làm thế nào mà các nông hộ nhỏ, sản xuất xuất khẩu và áp chế tài chính trở thành nguồn gốc của các nền kinh tế thần kỳ châu Á, như Nhật Bản, Đài Loan nhưng lại thất bại tại Indonesia và Philippines. Điều này được nhấn mạnh bởi những câu chuyện du lịch, miêu tả bối cảnh thắng lợi kinh tế và nỗi khổ cực của châu Á, từ những ngôi nhà hào nhoáng của những nông dân giàu có tại tỉnh Niigata của Nhật Bản, những người có kiến thức nông nghiệp tuyệt vời nhưng không có khiếu nhiều lắm về kiến trúc, tới những tòa tháp chưa hoàn thành của Ngõ Ngân hàng tại Jakarta, sự tăng trưởng còi cọc của họ vì khủng hoảng tài chính châu Á.
Trong những ghi chép của mình Studwell đã lang thang trên những cánh đồng của sự phát triển nhưng không bao giờ lạc lối. Học thuyết 3 bước của ông thậm chí ngắn hơn sự đồng thuận Washington gồm 10 bước mà Studwell phản đối. Tuy rằng chẳng hề nghi ngờ rằng nó cũng sẽ gây ra tranh cãi tương tự.
Nguồn Dân Việt/Economist