22.000 dân Myanmar phải tị nạn do xung đột tôn giáo
Số người chết không phân chia theo tôn giáo, nhưng theo ước tính của Cơ quan giám sát nhân quyền trụ sở ở New York, số người chết có thể cao hơn nhiều và nhóm Hồi giáo Rohingya chịu thiệt hại nhiều nhất.
Cơ quan giám sát nhân quyền cũng công bố hình ảnh vệ tinh cho thấy một vùng rộng lớn, chủ yếu là ngôi làng người Rohingya bị biến thành tro bụi.
Căng thẳng tại Rakhine bùng phát sau khi một phụ nữ theo đạo Phật bị ba người đàn ông Hồi giáo tấn công tình dục và sát hại, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo tại khu vực này. Hiện chính quyền bang Rakhine đã ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm.
Hồi tháng 6, các vụ bạo lực tôn giáo ở đây cũng làm ít nhất 90 người thiệt mạng và hơn 3.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Trước tình trạng bạo lực tôn giáo tái bùng phát ở miền Tây Myanmar, Liên Hợp Quốc đã bảy tỏ "quan ngại sâu sắc", đồng thời kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, bình tĩnh để sớm lập lại trật tự trong khu vực này. Mỹ cũng yêu cầu chính quyền Myanmar hành động ngay để chấm dứt bạo lực.
Liên Hợp Quốc cho biết cơ quan này đã cung cấp lương thực và nơi trú ẩn cho người tị nạn của Myanmar.
Ông Nambia, cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, các hành vi bạo lực, tư tưởng cực đoan tại miền Tây Myanmar cần phải chấm dứt để không gây ảnh hưởng tới tiến trình cải cách của nước này.
Nguồn ABC News/Khampha