20 cách Fed và ECB dùng để khuynh đảo thị trường tài chính
Hai trong số những NHTW này là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và NHTW châu Âu (ECB) gần đây đã công bố một số chương trình thu hút được sự chú ý đặc biệt của các thị trường toàn cầu.
Theo đó, cả Fed và ECB đều cam kết can thiệp không giới hạn vào các thị trường trái phiếu chính phủ dù động thái của ECB đi kèm với một số điều kiện nhất định.
Câu hỏi đặt ra là thị trường phản ứng như thế nào trước các động thái chưa có tiền lệ này?
Chuyên gia chiến lược Patrick Legland của Societe Generale đã làm sáng tỏ vấn đề trên trong báo cáo mới đây với tiêu đề "Fed và ECB: 20 đồ thị cho thấy chính sách của NHTW ảnh hưởng thế nào đến giá tài sản". Thông qua 20 đồ thị này, Legland đã thể hiện được tính hiệu quả và giới hạn của các chính sách tiền tệ bất thường khi được công bố.
Xu hướng suy giảm tính hiệu quả đối với thị trường chứng khoán (TTCK) của các gói nới lỏng tiền tệ bổ sung
Hình 1: Chỉ số S&P 500 đạt đỉnh trong suốt quá trình nới lỏng định lượng của Fed
Tuy nhiên, tuyên bố thực hiện chương trình mua trái phiếu OMT (Monetary Outright Transactions) của ECB đã đem lại cho thị trường chứng khoán sức bật mạnh hơn so với các lần can thiệp khác.
Hình 2: Diễn biến của chỉ số Euro Stoxx 50 qua các lần can thiệp của ECB
Và đà phục hồi thậm chí còn diễn ra trước đó, khi Chủ tịch ECB Mario Draghi tuyên bố ECB sẵn sàng "làm mọi thứ có thể để cứu đồng EUR".
Hình 3: Diễn biến của chỉ số Euro Stoxx 50 và S&P 500
Lời tuyên bố chính thức của Chủ tịch Draghi cũng góp phần đẩy mức độ biến động của thị trường cổ phiếu xuống các mức cực kỳ thấp.
Hình 4: Khối lượng giao dịch cổ phiếu: Các NHTW đã loại bỏ được một số rủi ro kèm theo
Dù vậy, sự biến động của thị trường trái phiếu Chính phủ châu Âu vẫn còn cao.
Hình 5: Thị trường trái phiếu chính phủ châu Âu vẫn còn biến động mạnh
Từ năm 2008 đến nay, Fed đã mua một lượng kỷ lục trái phiếu kho bạc Mỹ nhằm hạ lãi suất xuống mức thấp lịch sử.
Hình 6: Lượng trái phiếu kho bạc mà Fed đang nắm giữ tại SOMA và lãi suất dài hạn tại Mỹ
QE1 đã phát huy hiệu quả tương tự như các chương trình nới lỏng định lượng tại một số quốc gia khác.
Hình 7: Tác động của QE đối với lợi suất trái phiếu Chính phủ của các thị trường mới nổi
Dòng tiền lũ lượt đổ vào thị trường mới nổi nhờ các gói kích thích khổng lồ từ NHTW của các nền kinh tế phát triển.
Hình 8: Tổng lượng vốn đầu tư đổ vào các khu vực đang phát triển
Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ chạm mức cao mọi thời đại so với đồng USD.
Hình 9: Đà tăng giá gần đây của đồng nhân dân tệ
Chính sách của chủ tịch Mario Draghi và ECB đã chi phối tỷ giá EUR/USD cho đến khi Fed tung gói QE3.
Hình 10: Xu hướng gần đây của tỷ giá EUR/USD
Đâu là hiệu quả chủ yếu từ các chính sách của Fed?
Hình 11: Các chính sách của Fed đã khiến giá trị đồng USD suy yếu đáng kể
Vàng tăng giá cùng với sự phình to của bảng cân đối kế toán của các NHTW.
Hình 12: Giá vàng và bảng cân đối kế toán của các NHTW lớn
Tuy nhiên, dường như hiệu quả từ các chính sách của NHTW đối giá giá hàng hóa ngày càng giảm sút.
Hình 13: Xu hướng hàng hóa và thương mại thế giới
Giá nông sản bắt đầu tăng trước khi Fed công bố QE2.
Hình 14: Giá các loại nông sản, giá dầu và lạm phát
Bảng cân đối kế toán của các NHTW ngày càng phình to.
Hình 15: Bảng cân đối kế toán của NHTW tại các quốc gia phát triển
Ngoại trừ Trung Quốc vì trong năm nay NHTW nước này (PBOC) đã ngừng mở rộng bảng cân đối kế toán sau đà tăng dần đều trong các năm vừa qua.
Hình 16: Dự trữ ngoại hối và bảng cân đối kế toán của PBOC
Điều mà các NHTW chưa thể đem lại sự chuyển biến đáng kể đó là tình trạng thất nghiệp.
Hình 17: Tỷ lệ thất nghiệp, nhiệm vụ chính đối với các NHTW
Các NHTW vẫn chưa thể tạo ra lạm phát
Hình 18: Lạm phát vẫn còn thấp
Bên cạnh đó, các NHTW cũng không thể hoàn thành được mục tiêu lạm phát.
Hình 19: Mục tiêu lạm phát của các NHTW
Ngoài ra, hiện ECB chưa thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay tương xứng với sự mở rộng của cung tiền cơ sở.
Hình 20: Cơ sở tiền tệ, cung tiền và các khoản vay tại eurozone
Nguồn Vietstock