Chủ Nhật | 29/07/2012 13:26

10 thương vụ đầu cơ kinh điển trong lịch sử tài chính thế giới

Trong lịch sử tài chính, hoạt động đầu cơ thường diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, mang lại lợi nhuận cũng như danh tiếng vĩ đại cho các nhà đầu cơ.
Nhiều người cho rằng hoạt động đầu cơ bắt đầu manh nha vào năm 1929 - hay sự bùng nổ tài chính, mua bán và đầu cơ trong thập niên 1920 dường như không có chút gì liên quan tới giới đầu tư hiện đại. Tuy nhiên, đó thực sự là một quan niệm sai lầm.

Vì sao quan niệm đó lại là sai lầm? Đơn giản vì nó bỏ qua một thời đại huy hoàng, nơi các nhà đầu cơ đã sống những ngày tháng rực rỡ trên Đại lộ số 5.

Tuy nhiên, trong lịch sử hơn 300 năm qua của ngành đầu tư, vẫn còn có nhiều bài học đáng giá với chúng ta cho đến tận ngày nay. Và dưới đây là những thương vụ đầu cơ được coi là đình đám nhất mọi thời đại.

1. Jacob Little (1797-1865): Cơn hoảng loạn 1837

m

Vào thời điểm nước Mỹ đang trong thời kỳ giảm phát tồi tệ nhất trong lịch sử, khi gần một nửa số ngân hàng tuyên bố phá sản, "nhà đầu cơ giá xuống vĩ đại" Jacob Little, đã chớp thời cơ mua vào và kiếm được khoản lời khổng lồ khi giá cổ phiếu xuống bằng 0 hoặc gần bằng 0. Hoạt động đầu cơ tưởng chừng như vô cùng bình thường này lại mang ý nghĩa vô cùng vĩ đại trong bối cảnh năm 1837 - bởi một sự kiện như vậy chưa bao giờ diễn ra trong lịch sử tính tời thời điểm đó. Thành tích phi thường ấy đã giúp Jacob Little trở thành một tượng đài trong lịch sử tài chính thế giới, đồng thời xây dựng nên một hình mẫu chuẩn mực cho mọi nhà đầu cơ giá xuống về sau này.

2. Jesse L. Livermore (1877 - 1940): Cơn hoảng loạn năm 1907

v

Thiên tài đầu cơ Jesse Lauristan Livermore, hay được biết đến với tên gọi "kẻ hủy diệt", thường được lịch sử nhắc đến là một trong những người góp phần tạo nên sự kiện Phố Wall sụp đổ năm 1929. Tuy nhiên, nhiều người khi nghĩ tới con người huyền thoại này thường nhớ ngay tới sự kiện "Cơn hoảng loạn 1907". Vào thời điểm khi giá các loại cổ phiếu trên thị trường giảm tới 50%, Jesse Livermore đã nhanh tay thâu tóm toàn bộ. Hoạt động đầu cơ của Jesse Livermore mạnh mẽ và nguy hiểm tới mức đích thân J.P Morgan phải cảnh báo ông dừng mua ngay lập tức, bởi họ lo sợ ông ta có thể khiến hệ thống tài chính phá sản.

3. Kyle Bass (1969): Nhà tiên tri khủng hoảng dưới chuẩn Mỹ và nợ chủ quyền châu Âu

n

Kyle Bass được lịch sử tài chính nhắc nhớ đến với công lao dự đoán trước hai sự kiện tài chính quan trọng là khủng hoảng dưới chuẩn Mỹ và nợ chủ quyền tại châu Âu. Năm 2007 và năm 2008, Kyle Bass từ một chuyên gia quản lý quỹ vô danh đã trở thành một nhà đầu tư nổi tiếng khi ông cho rằng thị trường nhà đất Mỹ sẽ sụp đổ. Mọi chuyện sau đó đúng như vậy. Việc bán khống chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho quỹ Hayman Capital của ông.
4. Bernard Smith (1888 - 1961): Phố Wall sụp đổ 1929

b

Mỗi khi nhắc tới Bernard Smith, người ta thường nhớ tới biệt danh đặc biệt "Sell'em Ben" (Bán chúng đi) của ông. Nhiều người chắc hẳn vẫn chưa quên hình ảnh Bernard Smith lao vào văn phòng ở Phố Wall hò hét: "Bán chúng đi! Chúng chẳng có giá trị gì cả" trong giai đoạn thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929. Trong suốt thời kỳ đó, Bernard đã thu lời tới 10 triệu USD nhờ đầu cơ giá xuống (tương đương 480.000 ounce vàng tính theo thời giá lúc đó). Sau đó, ông ta còn tham gia vào sự kiện đồng USD mất giá năm 1934 bằng cách ồ ạt mua vàng một thời gian ngắn sau khi sự kiện diễn ra.

5. Charles Yerkes (1837 - 1905): Cơn hoảng loạn năm 1873

,

Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, Charles T. Yerkes thành lập công ty môi giới đầu tiên khi mới 22 tuổi và nổi danh sau đó 7 năm, khi kiếm lời từ việc bán trái phiếu Philly với giá rẻ, mặc dù vào thời điểm đó giá trị trường của loại trái phiếu này chỉ còn 65%. Sau khi toàn bộ gia sản bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn lịch sử ở Chicago năm 1971 và phải và tù vì không đủ tiền trả nợ, ông đã nhanh chóng gây dựng lại sự nghiệp và kiếm được 1 triệu USD từ Cơn hoảng loạn 1873, điểm khởi đầu của thời kỳ suy thoái kéo dài 6 năm và thị trường chứng khoán NYSE phải đóng của vài ngày.

6. Henry Hoare (1677 - 1725): Người kiếm lời thành công từ bong bóng South Sea

s

Trong số những câu chuyện vĩ đại nhất mọi thời đại trên thị trường tài chính, Henry Hoare luôn được mọi người nhắc đến bởi sự sáng suốt trong các quyết định đầu tư của mình. Ngân hàng C.Hoare & Co. do ông quản lý đã thu về khoảng 20.000 bảng (tương đương 4.700 ounce vàng) chỉ trong vòng chưa đầy một năm. Ngân hàng tư nhân này vẫn còn hoạt động cho tới tận ngày nay và vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của gia tộc Hoare.

7. Jacob Michael (1894): Gây dựng được khối tài sản khổng lồ trong suốt thời kỳ siêu lạm phát

Jacob Michael được nhiều người nhắc đến nhờ thành tích gây dựng được khối tài sản khổng lồ khi đồng mác Đức bị mất giá. Ngay sau đó, bằng bản năng, ông đoán trước thị trường sẽ ổn định và tăng trở lại, ông đã nhanh chóng bán toàn bộ cổ phần và thu về một lượng tiền mặt khổng lồ. Số tiền này được ông sử dụng để cho vay nặng lãi khi nhu cầu của khu vực tín dụng tư nhân tăng trở lại.

8. Michael Steinhardt: Mua trái phiếu kho bạc khi lãi suất đạt mức kỷ lục năm 1981

d

Vào năm 1981, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm lên tới 15%, mức cao kỷ lực trong lịch sử, Micheal Steinhardt tin rằng trái phiếu trung hạn của chính phủ chắc chắn sẽ tăng giá mạnh. Ông đã dùng khoản tiền mặt 50 triệu USD của mình và vay thêm 200 triệu USD để mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 5 năm, với tổng trị giá 250 triệu USD. Steinhardt, sau này được mệnh danh là nhà buôn trái phiếu, tiếp tục nắm giữ số trái phiếu đó và âm thâm đợi lợi suất hạ. Cuối cùng, ông đã thành công thu về 250 triệu USD. Trong đó, ông chỉ bỏ ra 50 triệu USD đã kiếm được 40 triệu USD.

9. John Templeton (1912 - 2008): Mua sạch mọi cổ phiếu trên thị trường trong năm 1939

v

Năm 1939, John Templeton đã nhấc máy gọi điện cho người môi giới của mình với một hướng dẫn cụ thể đó là mua mọi cổ phiếu có giá dưới 1 USD trên thị trường. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, người môi giới này gọi điện lại thông báo anh ta đã hoàn thành nhiệm vụ khi mua tất cả cổ phiếu có gia dưới 1 USD nhưng chưa bị phá sản. Templeton lập tức trả lời: "Tôi muốn mua hết. Mua mọi cổ phiếu, dù đã phá sản hay chưa". 4 năm sau, ông đã thu về số tiền gấp 4 lần khoản đầu tư 10.000 USD đã bỏ ra.

10. James Keene (1838 - 1913): mua mọi cổ phiếu trước khi Đại Suy thoái nổ ra

h

3 năm sau cơn hoảng loạn 1873, James R. Keene quyết định tới New York để thực hiện chuyến du lịch sang châu Âu. Nhưng khi đến đây, Keene thấy rằng giá tài sản giảm mạnh trong suốt thời kỳ khủng hoảng là một cơ hội có một không hai với ông. Do đó, ông quyết định giành một lượng lớn tài sản của mình, khoảng 4 triệu USD, để mua hầu hết mọi cổ phiếu trên thị trường. 2 năm sau, ông có thể tiếp tục chuyến du hành châu Âu của mình với 10 triệu USD tiền lời.

Nguồn CDN/Khampha


Sự kiện