Thứ Hai | 12/08/2013 15:56

10 thảm họa có thể đến với Trung Quốc

Lạm phát, thất nghiệp tăng nhanh trong khi sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bị đảo ngược.
1. Hoạt động xuất khẩu đất hiếm ngưng trệ

10 thảm họa có thể đến với Trung Quốc.

Sở hữu 87% trữ lượng đất hiếm của trái đất, Trung Quốc hiện đóng góp tới 97% hoạt động sản xuất đất hiếm trên toàn cầu. Tuy nhiên, nỗ lực giảm bớt tình trạng ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã khiến Trung Quốc giảm mạnh hoặc ngừng hẳn khai thác khoáng sản quý hiếm này.

Giới phê bình cũng lập luận rằng Trung Quốc thực hiện hành động này bởi muốn kéo hoạt động sản xuất về trong nước.

Nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm, các công ty trên khắp thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi đây là vật liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm, từ các turbine gió cho tới điện thoại thông minh.
2. Lạm phát tăng
Trung Quốc

Trung Quốc đã đặt mục tiêu lạm phát 3,5% và các nhà hoạch định chính sách của nước này đang theo dõi chỉ số lạm phát một cách sát sao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây lạm phát đã tăng trở lại và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không hề muốn điều này.

Thứ nhất, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên và không đi kèm với tiền lương tăng có thể gây nên bất ổn xã hội và các nhà hoạch định chính sách muốn ngăn chặn kịch bản đó bằng mọi giá. So với các nước phát triển, ở Trung Quốc, giá thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ các nhân tố dùng để tính lạm phát.

Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên sẽ hạn chế khả năng nới lỏng chính sách để hỗ trợ tăng trưởng của NHTW Trung Quốc.
3. Mất kiểm soát đối với tình trạng ô nhiễm

Trung Quốc.

Đã có rất nhiều bức ảnh chụp các thành phố Trung Quốc bị bao phủ bởi sương mù dày đặc. Trung Quốc đã thừa nhận rằng ô nhiễm có thể tạo nên “làng ung thư”. “Ô nhiễm, bệnh tật, thương vong và suy giảm sản lượng khiến kinh tế Trung Quốc mất 100 tỷ USD mỗi năm”.

Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch chi hàng trăm tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo chi phi y tế xuất phát từ ô nhiễm đang bị đánh giá thấp và điều đó có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.

4. Chiến tranh với Nhật Bản

Trung Quốc.

Năm ngoái, căng thẳng Trung – Nhật bắt đầu dâng cao với tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Mặc dù 2 quốc gia này đã cố tránh một cuộc chiến, một số người cho rằng vẫn có khả năng chiến tranh xảy ra. Năm ngoái, Hugh White – giáo sư đến từ Australian National University – nhận định Mỹ và Nhật có thể tuyên chiến với Trung Quốc. Việc Mỹ nâng tầm ảnh hưởng đến châu Á cũng có thể khiến quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng hơn.
5. Tham nhũng gây biến động chính trị

Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đang nỗ lực để người dân biết họ thực sự nghiêm túc về việc chống tham nhũng. Nạn tặng quà đã bị hạn chế và scandal Bạc Hy Lai có thể coi là một ví dụ điển hình về chống tham nhũng.

Cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã từng cảnh báo không giải quyết tốt nạn tham nhũng thậm chí có thể dẫn đến Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ.
6. Thất nghiệp tăng vọt

Trung Quốc

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Trung Quốc là 4,1%. Tuy nhiên, con số chính thức này thương bị bỏ qua bởi chỉ bao gồm thống kê đối với các lao động có hộ khẩu ở thành thị và do đó không tính đến lượng lớn lao động nhập cư.

Năm 2008, trong suốt khủng hoảng tài chính, Trung Quốc công bố kế hoạch kích thích trị giá 4.000 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ thị trường lao động. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo lắng đến thất nghiệp nhiều hơn việc kinh tế tăng trưởng chậm bởi điều này có thể gây nên bất ổn chính trị.

Với kinh tế trong nước và quốc tế đều suy giảm và hoạt động sản xuất chuyển sang các quốc gia có giá lao động rẻ hơn, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng vọt. Đáng lo ngại hơn, rất nhiều người không muốn chọn công việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
7. Tấn công mạng vào Mỹ ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và vị thế quân sự

Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc bí mật theo dõi các công ty Mỹ. Cây bút Mark Anderson vẽ nên một bức tranh đáng sợ trên tờ Financial Times: "Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thế giới được dẫn dắt bởi công nghệ và địa chỉ IP là những tài sản vô giá… Các quốc gia có thể “cướp thông tin từ các ngân hàng” và bảo vệ chính bản thân họ.

Một vụ tấn công mạng trên qui mô lớn thành công có thể khiến quốc gia mất hết việc làm, tầng lớp trung lưu sụp đổ và sức mạnh quân sự chuyển dịch”.

8. Quan hệ Mỹ - Trung sụp đổ

Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Mỹ (tăng trưởng 294% trong giai đoạn 2003 – 2012). Cùng kỳ, xuất khẩu sang các thị trường khác chỉ tăng 111%.

Quan hệ Mỹ - Trung sụp đổ có thể khiến nhiều bang gặp khó, điển hình là bang California. Mỹ liên tục gọi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và hai nước có nguy cơ bị vướng vào một cuộcc hiến thương mại.
9. Nền kinh tế hạ cánh cứng

Trung Quóc.

Các dữ liệu mới nhất về GDP Trung Quốc khẳng định nền kinh tế lớn thứ 2 đã thực sự suy giảm. Bong bóng tín dụng và bất động sản có thể sớm biến thành khủng hoảng.

Những điều trên là thảm họa đối với Trung Quốc và cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước như Australia, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia (vốn dựa vào xuất khẩu sang Trung Quốc).

Mỹ cũng bị ảnh hưởng khi doanh số của các công ty cũng như lượng mua trái phiếu Mỹ sụt giảm.

10. Sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc bị đảo ngược

Trung Quốc

Theo Politico, Mỹ đang lệ thuộc vào một công ty Trung Quốc cung cấp nguyên liệu để tên lửa HELLFIRE có thể hoạt động. Mỹ cũng phụ thuộc vào đất hiếm từ Trung Quốc.

Sự phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu thô của Trung Quốc có thể bị rối loạn nếu như quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng.

Nguồn CafeF


Sự kiện