Chủ Nhật | 03/06/2012 07:11

10 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận vốn FDI của Trung Quốc lớn nhất

Với 3 nghìn tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, Trung Quốc đã tăng đầu tư trên khắp thế giới nhằm tăng sức mạnh kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty Trung Quốc tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2004 lên 68,81 tỷ USD trong năm 2010.

Tuy nhiên, FDI Trung Quốc cũng tạo ra không ít phản ứng về chính trị ở một số nước. Chỉ tính riêng trong năm 2011, khoảng 32,8 tỷ USD vốn đầu tư đề xuất của Trung Quốc không được thực hiện, theo Heritage Foundation. Con số này chiếm hơn một nửa trong tổng số 60,1 tỷ USD vốn thỏa thuận đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc năm ngoái, theo Bộ Thương mại Trung Quốc. Một số thất bại đáng chú ý như thỏa thuận đầu tư giữa PetroChina trị giá 5,4 tỷ USD vào Canada và chào giá 2,5 tỷ USD của tập đoàn Bright Food để mua hãng sản xuất sữa chua Yoplait Pháp.

Theo Reuters, Trung Quốc có kế hoạch chi 560 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài trong 5 năm tới.

10 quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc lớn nhất từ năm 2004 và 2010, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

10. Myanmar

FDI 2004-2010: 1,6 tỷ USD

myanma

Với trữ lượng dầu, khí đốt khổng lồ và các mỏ khoáng sản lớn, Myanmar đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn của các công ty Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư hàng đầu tại quốc gia này và là đối tác thương mại lớn thứ hai. FDI của Trung Quốc vào Myanmar tăng từ 92 triệu USD năm 2007 lên 876 triệu USD năm 2010.

Theo số liệu của chính phủ Myanmar, khoảng 47% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này là vào điện và 34% vào dầu và khí đốt, ngành xuất khẩu lớn nhất của Myanmar.

9. Nga
FDI 2004-2010: 2,5 tỷ USD

nga

Dù là nước láng giềng, Nga chỉ xếp hạng thứ 9 trong danh sách 10 điểm đến hàng đầu của vốn FDI Trung Quốc Năm 2004, vốn FDI Trung Quốc vào Nga đạt 77 triệu USD, năm 2005 là 203 triệu USD và năm 2010 là 568 triệu USD. Những năm gần đây, đầu tư của Trung Quốc đã chuyển hướng từ năng lượng sang cơ sở hạ tầng.

Một số dự án đáng chú ý như Huadian Corp Trung Quốc đầu tư 323 triệu trong một liên doanh với nhà máy OAO TGK Nga. 2 công ty xây dựng nhà máy nhiệt điện phía đông bắc của Moscow trong năm 2011. Cùng năm đó, công ty Chengtong đầu tư 350 triệu USD để xây dựng Trung tâm Thương mại quốc tế Greenwood, được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm Trung Quốc cho thị trường.

Tháng 10 vừa qua, 2 nước đã thông báo xây dựng một quỹ đầu tư liên doanh Nga-Trung Quốc để thúc đẩy đầu tư trực tiếp vào Nga. Mỗi nước cam kết chi 1 tỷ USD cho quỹ này. Tuy nhiên đầu tư giữa 2 nước đã bị cản trở bởi sự khác biệt về nguồn cung cấp năng lượng và cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Á.

Đàm phán về đường ống dẫn dầu Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc đổ vỡ hồi năm ngoái khi Trung Quốc chọn thêm nhà cung cấp bổ sung Turkmenistan, đối thủ của Nga. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi khi tháng trước, Trung Quốc tuyên bố đã có một đề nghị mới cho dầu khí Nga.

8. Canada
FDI 2004-2010: 2,9 tỷ USD

ca

Quốc là một nhà đầu tư lớn về dầu khí của Canada, nhất là vào tỉnh Alberta, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất ngoài Ả-rập Xê-út.

Năm 2005, công ty năng lượng Enbridgesigned Canada đã thỏa thuận với PetroChina về việc xây một đường ống dẫn dầu về phía Bắc. Đường ống là dự án đầu tiên về vận chuyển dầu thô được chiết xuất từ ​dầu cát bờ biển phía tây của Canada sang châu Á.

Trong năm nay, PetroChina cũng đã trở thành công ty đầu tiên của Trung Quốc sở hữu toàn bộ bãi cát dầu của Canada thông qua mua lại cổ phần của đối tác với giá trị lên tới 674 triệu USD. Dự án được dự kiến ​​sẽ bắt đầu sản xuất 35.000 thùng dầu/ngày vào năm 2014 với chi phí 1,3 tỷ USD.

Kể từ tháng 7/2011, các công ty Trung Quốc đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD vào Canada. Mặc dù nỗ lực để có được một chỗ đứng trong thị trường dầu mỏ, Trung Quốc hiện không nhập khẩu từ Canada vì rào cản môi trường.

7. Mỹ
FDI 2004-2010: 3,4 tỷ USD

my

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng gấp đôi trong năm 2009 lên 909 triệu USD từ 462 triệu một năm trước đó và đạt mức 1,3 tỷ USD trong năm 2010. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải là đối tác lớn về FDI tại Mỹ. 95% vốn FDI ở Mỹ đến từ Châu Âu và Canada và các công ty Mỹ đã đầu tư 3 tỷ USD ở Trung Quốc trong năm 2011.

6. Singapore

FDI 2004-2010:  4,7 tỷ USD.

si

Là một trong những trung tâm tài chính trọng điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Singapore đã thu hút ngày càng tăng đầu tư của Trung Quốc những năm gần đây.

Đầu tư của Trung Quốc vào Singapore bắt đầu tăng lên từ năm 2007, với 398 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với một năm trước đó và đạt đỉnh 1,55 tỷ trong năm 2008 trước khi giảm xuống 1,1 tỷ năm 2010.

Tháng trước, công ty điện hạt nhân Holdings Corp của Quảng Đông, Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng tấm pin điện năng lượng mặt trời trị giá 33,6 triệu USD tại Singapore vào năm 2013, do Singapore là cửa ngõ vào thị trường năng lượng sạch ở châu Á.

Thị trường bất động sản của Singapore cũng là một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Khách hàng Trung Quốc chiếm 28% tổng số khách mua nhà tư nhân tại Singapore vào năm 2011, theo hãng tư vấn bất động sản quốc tế Knight Frank. Trong một nỗ lực để kiềm chế giá bất động sản tăng cao vì đầu tư nước ngoài, chính phủ Singapore đã tăng thêm 10% thuế với khách mua nhà là người nước ngoài.

5. Nam Phi

FDI 2004-2010: 5,8 tỷ USD

np

Nam Phi xuất khẩu tới 5,5 tỷ USD/năm khoáng sản sang Trung Quốc và Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi. Trong tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý đầu tư 2,5 tỷ USD vào lĩnh vực địa chất và khoán sản của Nam Phi.

FDI Trung Quốc vào Nam Phi đạt đỉnh 4,8 tỷ USD trong năm 2008. Cùng năm đó,  ICBC, ngân hàng Trung Quốc có mức vốn hóa lớn nhất thế giới đã mua 20% cổ phần trong ngân hàng Standard Bank Nam Phi với giá 5,5 tỷ USD. Thương vụ này chiếm khoảng 30% trong tổng số 5 tỷ USD trong hoạt động sáp nhập và mua lại giữa Trung Quốc và châu Phi trong 2009. Nam Phi là một cửa ngõ cho các khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi.

Chính phủ Trung Quốc đã tài trợ và giúp đỡ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng cho các chính phủ châu Phi trở lại để đổi lại việc được khai thác tại các mỏ và khoáng sản ở đây. Trung Quốc cho vay 4,5 tỷ USD năm 2007 cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi, theo Ngân hàng thế giới .

4. Australia

FDI 2004-2010: 6,97 tỷ USD.

au

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Úc, nhất là trong lĩnh vực khai khoáng. Tổng vốn FDI của Trung Quốc đã tăng gấp đôi từ 531,6 triệu USD năm 2007 lên 1,9 tỷ USD trong năm 2008. Mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu, Australia vẫn nhận được tới 2,4 tỷ USD vốn FDI từ Trung Quốc trong năm 2009.

Cùng năm đó, chính phủ Australia đã thay đổi quy định đầu tư để hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khai thác mỏ địa phương, theo tài liệu mật của đại sứ quán Mỹ bị rò rỉ bởi Wikileaks. Động thái này đến sau khi Australia từ chối cho Chinalco, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc mua lại 18% trong khai thác mỏ sắt khổng lồ Rio Tintofor trị giá 19,5 tỷ USD.

Việc này đã làm mối quan hệ giữa 2 nước thêm căng thẳng. Trong tháng ba, Australia đã ngăn chặn việc công ty Huawei Technologies của Trung Quốc, công ty viễn thông lớn nhất thế giới tham gia đấu thầu các hợp đồng mạng băng thông rộng tốc độ cao trị giá 3,8 tỷ USD của nước này do lo ngại an ninh không chắc chắn. Lệnh cấm dẫn đến các cuộc thảo luận giữa hai chính phủ. Cuối cùng, hai nước đã ký một thỏa thuận vào tháng 4 về hợp tác mạnh mẽ hơn trên cơ sở hạ tầng, mà có thể cho phép Trung Quốc đầu tư  nhiều hơn trong các dự án.

3. Đảo Virgin thuộc Anh

FDI 2004-2010: 13,9 tỷ USD

v

Người Trung Quốc đã ngày càng hiện diện nhiều hơn với các công ty con tại quần đảo Virgin, Anh. Do chính sách thuế, quần đảo Virgin thuộc Anh hiện có tới 457.000 công ty . Một số công ty Trung Quốc đáng chú ý bao gồm công ty viễn thông khổng lồ China Mobile, hãng mạng xã hội SINA and Geely, theo Reuters.

Trong quá khứ, thu nhập và lợi nhuận của công ty trên đảo Virgin thuộc đối tượng không chịu thuế của chính quyền Trung Quốc bởi vì các giao dịch của họ là bí mật. FDI của Trung Quốc vào quần đảo Virgin của Anh đã tăng từ 4,5 tỷ USD từ năm 2009 lên 6,12 tỷ USD trong năm 2010. Lãnh thổ này chiếm 22% trong 7,3 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc vào các nước châu Mỹ La tinh trong 2009.

Trong tháng 12/2009, hai nước đã ký kết trao đổi thông tin về thuế quan, qua đó chính quyền Trung Quốc có thể có được thông tin từ quần đảo Virgin của Anh về quyền sở hữu của công ty, cho phép họ giao dịch về thuế và thu nhập.

2. Quần đảo Cayman

FDI 2004-2010: 27,3 tỷ USD

cm

Vốn FDI của Trung Quốc vào quần đảo Cayman cao nhất là 7,8 tỷ USD trong năm 2006 trước khi giảm trở lại 3,5 tỷ USD trong 2010. Trong số 7,3 tỷ của Trung Quốc vốn đầu tư nước ngoài cho châu Mỹ La tinh trong năm 2009, 73% được đầu tư vào Cayman.

Theo các chuyên gia, một phần lớn tiền đầu tư vào Cayman và đảo Virgin là để tận dụng lợi thế giảm thuế.

Đảo Cayman cũng đã ký một Hiệp định trao đổi thông tin thuế với Trung Quốc trong tháng 9/2011 để tiết lộ tên của chủ sở hữu Trung Quốc ở các công ty địa phương.

1. Đặc khu hành chính Hong Kong

FDI 2004-2010: 139,5 tỷ USD

hk

Hong Kong là điểm đến số một cho vốn FDI Trung Quốc do sự gần gũi về vị trí địa lý, mức thuế thấp và việc đây là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Vốn đầu tư Trung Quốc vào Hong Kong năm 2007 đạt 13,7 tỷ USD, gấp đôi con số 6,9 tỷ USD trong năm 2006 . Năm 2007 là năm mà chính phủ Trung Quốc bắt đầu cho phép các công dân đại lục đầu tư vào thị trường chứng khoán Hong Kong.

FDI của Trung Quốc vào Hong Kong đạt đỉnh 38,64 tỷ USD năm 2008 trước khi giảm xuống 38,5  tỷ USD 2010. Bắc Kinh đã đưa Hong Kong trở thành một trung tâm thương mại nước ngoài cho đồng Nhân dân tệ.

Đầu tư vào thị trường bất động sản của Hong Kong cũng đang được phát triển. Người mua từ Trung Quốc đại lục chiếm 25% tổng số các giao dịch bất động sản trong năm 2011, theo Knight Frank dù chính quyền Hong Kong đã có chính sách hạn chế.

Nguồn CNBC/DVT


Sự kiện