10 phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến kinh tế toàn cầu
1. Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thời gian qua, bà đã nỗ lực để giúp Hy Lạp ở lại eurozone, tránh để liên minh tiền tệ này tan vỡ. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại, Đức không thể kiểm soát hoàn toàn thảm kịch của eurozone.
2. Tổng giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde
Năm 2011, khi bà nhận nhiệm sở, IMF đối mặt với khoản nợ xấu lên tới hơn 100 tỷ USD của Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha. Bà được coi là người có ảnh hưởng lớn khi mà IMF đảm nhận vai trò người cho vay cuối cùng nhằm giải quyết khủng hoảng nợ eurozone.
Theo quan điểm của bà Lagarde, giới chức eurozone đã quá chú trọng vào cắt giảm chi tiêu. Bà khuyến nghị eurozone nên lập ra các quỹ cứu trợ khẩn cấp sẵn sàng cấp vốn cho các nước khủng hoảng.
3. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
Tuy nhiên, đà tăng trưởng đó bắt đầu chững lại, Brazil đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao. Tổng thống Rousseff đã đưa đưa hàng loạt chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt ở khu vực tư nhân bất chấp sự phản đối của người lao động khu vực công.
Đến nay, tỷ lệ ủng hộ bà Rousseff vẫn ở mức cao 70%, nhiều người kỳ vọng bà Rousseff có thể lấy lại đà tăng trưởng vượt bậc cho Brazil.
4. Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ Sonia Gandhi
Sự ủng hộ của bà mang ý nghĩa quan trọng đối với số phận công cuộc cải cách kinh tế của chính phủ thủ tướng Manmohan Singh. Con trai bà là Rahul Gandhi có thể sẽ kế nhiệm thủ tướng Singh vào năm 2014.
Năm 2004, bà được tạp chí Forbes chọn vào vị trí thứ ba trong danh sách những phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới.
5. Tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner
Uy tín của bà bị ảnh hưởng ít nhiều khi lạm phát của Argentina năm nay được dự báo lên tới 25% và khi bà thắt chặt kiểm soát đối với các nền kinh tế.
6. Helen Clark, giám đốc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP)
Bên cạnh việc thúc đẩy dân chủ và khuyến khích các chương trình tạo việc làm, UNDP trực tiếp giúp đem lại việc làm cho 1,6 triệu người.
7. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi
Nữ nghị sỹ này đóng vai trò quan trọng trong các đàm phán lưỡng đảng của Mỹ về vấn đề “vách đá tài chính” (ảnh hưởng từ nguy cơ tăng thuế, giảm chi tiêu).
Bà là người phụ nữ duy nhất trong cuộc thảo luận nâng trần nợ giữa 2 đảng hồi năm ngoái. Ngoài ra, bà cũng là người có đóng góp lớn giúp dự thảo về y tế của tổng thống Barack Obama được thông qua. Đây được đánh giá là thời khắc quan trọng trong lịch sử kinh tế Mỹ.
8. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ (SEC) Mary Schapiro
Bà đảm nhận công việc trên từ năm 2009 khi SEC thất bại trong việc khui ra đế chế Bernie Madoff thao túng ngành ngân hàng Mỹ và dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính.
Kể từ thời điểm đó, bà Schapiro đã tiến hành các cuộc điều tra nhằm vào các định chế lớn như Goldman Sachs, khởi kiện hơn 100 định chế và cá nhân đứng sau cuộc khủng hoảng gây rung động toàn cầu này.
Tuy nhiên, giới phê bình vẫn cho rằng, SEC vẫn chưa đi đến tận cùng khi mà chỉ một số ít lãnh đạo phố Wall bị khui ra sau khủng hoảng. Ngoài ra, cá nhân bà Schapiro cũng đang đối mặt với thách thức lớn khi ra sức tăng cường kiểm soát đối với ngành quỹ thị trường tài chính với khối tài sản lên đến 2,5 nghìn tỷ USD.
9. Ủy viên Cục quản lý thực và dược phẩm Mỹ Margaret Hamburg
Với tư cách ủy viên FDA, bà cũng chịu trách nhiệm giám sát lượng hàng hóa với giá trị giá hơn 1.000 tỷ mỗi năm của Mỹ.
10. Ủy viên hội đồng nhà nước Trung Quốc Lưu Diên Đông
Mới đây, bà nổi lên là nhân vật tiềm năng sẽ thay thế cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai trong Bộ chính trị gồm 9 người.
Theo giới quan sát, bà Lưu là người chủ trương cải cách, ủng hộ mở rộng hợp tác với thế giới bên ngoài.
Nguồn Fortune/Khampha