10 nước giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Credit Suisse
Trong đó, riêng châu Âu giảm 14% xuống còn 69,3 nghìn tỷ USD, châu Á chỉ giảm 1,9% còn 74,1 nghìn tỷ USD. Như vậy, tính theo tài sản hộ gia đình, châu Á đã vượt châu Âu thành khu vực giàu có nhất thế giới.
Báo cáo cũng đưa ra danh sách 10 nước giàu nhất thế giới tính theo tài sản trung bình trên mỗi công dân trưởng thành đến giữa năm 2012 như sau:
1. Thụy Sỹ
Tài sản trung bình: 468.186 USD/người trưởng thành
Thay đổi so với năm 2011: -11%
2. Australia
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 354.986 USD
Thay đổi so với năm 2011: -13%
3. Na Uy
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 325.989 USD
Thay đổi so với năm 2011: -7%
4. Luxembourg
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 277.119 USD
Thay đổi so với năm 2011: -14%
5. Nhật Bản
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 269.708 USD
Thay đổi so với năm 2011: +1%
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 265.463 USD
Thay đổi so với năm 2011: -15%
7. Mỹ
Thay đổi so với năm 2011: +1%
8. Singapore:
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 258.117 USD
Thay đổi so với năm 2011: -4%
9. Anh
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 250.005 USD
Thay đổi so với năm 2011: -6%
10. Thụy Điển:
Tài sản bình quân mỗi người trưởng thành: 237.297 USD
Thay đổi so với năm 2011: -17%
Credit Suisse dự báo, Trung Quốc có thể trở thành nước giàu có thứ 2 vào năm 2017 với tổng tài sản hộ gia đình lên tới 38 nghìn tỷ USD, vượt của Nhật Bản được dự báo khi đó là 35 nghìn tỷ USD. Mỹ khi đó có thể là nước giàu nhất với 89 nghìn tỷ USD tài sản hộ gia đình.
Báo cáo của Credit Suisse chỉ ra, Trung Quốc là nguồn tạo ra tài sản quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương suốt thập kỷ qua với tổng tài sản hộ gia đình tăng 13% kể từ năm 2000, gấp đôi mức tăng trưởng tài sản toàn cầu là 5,8%.
Nguồn Credit Suisse/Khampha