10 hệ lụy khi Hy Lạp nói “Không”
Ủng hộ chính phủ và bỏ phiếu chống những yêu cầu của chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật 5/7, người Hy Lạp đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng họ muốn châu Âu hiểu hoàn cảnh khó khăn của họ.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, chỉ có một số lãnh đạo châu Âu muốn lắng nghe; và thậm chí còn ít hơn nữa số lãnh đạo muốn giải cứu Hy Lạp. Tác động ban đầu Hy Lạp sẽ phải gánh nhưng tiếp đó sẽ là châu Âu và các khu vực khác.
Dưới đây là 10 hệ lụy từ việc người dân Hy Lạp nói “Không” với chính sách khắc khổ và những yêu cầu của chủ nợ.
1. Chiến thắng của cuộc vận động người dân Hy Lạp nói “Không” - với hơn 62% cử tri, theo kết quả sơ bộ, đầu tiên sẽ kéo theo tình trạng bán tháo cổ phiếu trên thị trường toàn cầu cùng với áp lực giá lên trái phiếu do Hy Lạp phát hành, các nền kinh tế yếu trong eurozone và thị trường mới nổi. Trái phiếu chính phủ Đức và Mỹ sẽ được hưởng lợi.
2. Các chính trị gia Châu Âu sẽ phải nhanh chóng lấy lại thế chủ động: Thủ tướng Đức Angle Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ nhóm họp tại Paris vào thứ Hai 6/7 để tìm giải pháp đối phó. Trong một thế giới hoàn hỏa, các nhà lãnh đạo này sẽ phải hành động nhanh và hiệu quả với chính phủ Hy Lạp để vượt qua mâu thuẫn và bất đồng trước cuộc trưng cầu dân ý. Điều này có thể khó khăn khi xét đến sự hoài nghi, sự oán giận và những cáo buộc gây thiệt hại vốn đang khiến mối quan hệ giữa các bên ngày càng xấu hơn.
3. Dù rằng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, song các chính trị gia Hy Lạp và châu Âu không có nhiều thời gian để cùng nhau hành động. Điều kiện khó khăn tại Hy Lạp sẽ ngày một xấu hơn trước khi có tín hiệu tích cực. Không có sự hỗ trợ khẩn cấp từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), chính phủ Hy Lạp sẽ gặp khó khăn trong việc có đủ tiền cấp cho các máy ATM và tái mở cửa ngân hàng.
4. Khi tình trạng tích trữ tăng lên, thiếu hụt hàng hóa, kể cả nhiên liệu và thực phẩm, sẽ ngày càng trầm trọng. Vốn và kiểm soát thanh toán sẽ được thắt chặt. Nền kinh tế sẽ lại suy thoái, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và nghèo đói. Và chính phủ Hy Lạp sẽ phải vật lộn để trả lương hưu cũng như lương công chức.
5. Kết quả là, chính phủ Hy Lạp sẽ chịu áp lực và buộc phải phát hành giấy nợ (IOU) để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Nếu làm như vậy, IOU sẽ đóng vai trò của một đồng tiền song song với giá trị thấp hơn so với euro.
6. Tác động từ Hy Lạp sẽ lan ra các nước khác. ECB có thể phải tiến hành các biện pháp mới để kiềm chế hiện tượng domino, kể cả gia hạn chương trình mua trái phiếu hiện nay. Điều này sẽ kéo giảm giá trị của euro. Hơn nữa, cùng với IMF, các quan chức châu Âu sẽ phải chuẩn bị cho tình trạng vỡ nợ hàng loạt.
7. Tất cả các bên liên quan sẽ phải tự tìm cho mình phương án B. Sự chuyển tiếp này sẽ tác động đến Hy Lạp nặng nề hơn các nước châu Âu khác.
8. Châu Âu có đủ phương tiện và định chế để hạn chế sự lây lan và duy trì sự thống nhất của khu vực đồng euro. Nhưng việc này buộc ECB phải hành động cùng với các biện pháp của Cơ chế Ổn định châu Âu và Ngân hàng Phát triển châu Au nhằm hoàn tất liên minh ngân hàng và đạt được những tiến bộ trong việc thống nhất tài khóa.
9. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu Hy Lạp có đủ khả năng để lấy lại tư cách thành viên eurozone hay không. Thực tế, nếu không có các biện pháp quản lý khủng hoảng hiệu quả, Hy Lạp sẽ thất bại. Thay vì đứng nhìn, châu Âu cần đảm bảo rằng việc Hy Lạp ra khỏi eurozone không gây ra tình trạng chia rẽ trong khối.
10. Cuối cùng, mọi chuyện sẽ bùng nổ. Hành động không hữu ích này rốt cuộc sẽ khiến châu Âu trì hoãn gói cứu trợ để tiếp thuc bài học từ kết cục đáng buồn này: Một loạt các lời hứa cải cách mà chính phủ Hy Lạp đưa ra đang trở nên xấu hơn do sự ngoan cố chính trị, sự phân tích nghèo nàn và quan điểm không thống nhất của châu Âu - vốn góp phần dẫn đến sự thất bại của Hy Lạp với tư cách thành viên eurozone.
Nhật Trường
Nguồn Bloomberg