10 cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử
1. Khủng hoảng hoa Tulip năm 1637
Thủy tổ của tất cả các cuộc khủng hoảng hiện đại, cuộc khủng hoảng hoa Tulip Hà Lan chứng kiến sự tăng giá rất mạnh của những búp hoa Tulip. Giá của những búp hoa này thậm chí còn đắt hơn nhiều lần so với thu nhập cả năm của một nghệ nhân. Tuy nhiên, sau đó giá cả sụt giảm rất mạnh đã làm bong bóng vỡ tan nhanh chóng. Nhiều người lâm vào cảnh phá sản và nền kinh tế Hà Lan chịu cú sốc bong bóng đầu tiên trong lịch sử hiện đại.
2. Bong bóng tại Mississippi năm 1720
Trước năm 1720, công ty Mississippi sau khi hoàn tất mua lại các đối thủ cạnh tranh đã trở thành đơn vị độc quyền hoạt động tại vùng lãnh thổ Bắc Mỹ của Pháp. Sau đó công ty được trở thành ngân hàng. Do là đơn vị cổ phần nên lợi tức của các cổ đông được nhận là giấy tờ có giá ngân hàng phát hành.
Tuy nhiên, do thời đó vẫn dùng tiền kim loại để đảm bảo nên khi số giấy tờ phát hành quá nhiều, trong khi năng lực tiền kim loại của ngân hàng không đủ, đã dẫn tới nhiều hệ lụy. Khi nhà vua Louis XV của Pháp không công nhận đảm bảo số đồng tiền tương ứng cho lượng giấy tờ tiền ngân hàng phát hành, mọi thứ đã sụp đổ.
3. Bong bóng công ty Nam Dương năm 1720
Tuy nhiên, đây là thời điểm Anh thua Tây Ban Nha trong việc giành lấy Nam Mỹ nên chắc chắn việc độc quyền này không mang lại lợi ích gì. Tuy nhiên nhiều người không biết điều này, đã đổ vào mua cổ phần công ty dẫn tới giá cổ phiếu tăng cao. Khi mọi việc vỡ lở thì các nhà đầu tư chỉ còn trong tay những tờ giấy vô giá trị.
4. Ngày thứ Sáu đen tối năm 1869
Thị trường vàng năm này bị đầu cơ và lũng đoạn bởi hai thương gia James Fisk và Jay Gould. Lợi dụng những liên kết với chính trị gia Ulysses S. Grant, hai người đã đẩy giá vàng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử 100 năm trước đó là 162USD/ounce. Sau đó khi chính phủ tung vàng ra đáp ứng nhu cầu thì giá vàng giảm rất mạnh trong khi hai thương gia đã kịp thoái hết số vàng của mình.
5. Sụp đổ thị trường chứng khoán Paris năm 1882
Khi những dấu hiệu đổ vỡ xuất hiện thông qua chi phí bảo hiểm hợp đồng tăng, các nhà đầu tư lại bán tháo cổ phiếu tạo nên sự hỗn loạn của thị trường. Hậu quả của sự sụp đổ này kéo dài đến cuối thập kỉ đó mới chấm dứt.
6. Nỗi sợ hãi năm 1907
Thị trường chứng khoán New York mất điểm 50% so với đỉnh năm trước. Bắt đầu bởi những nỗ lực lũng đoạn cổ phiếu của công ty United Copper vào tháng 10 năm 1907. Những ngân hàng cho vay để thao túng giá cổ phiếu bị thiếu thanh khoản trầm trọng.
Khi đó Mỹ chưa có ngân hàng trung ương để bơm thanh khoản vào thị trường nên mọi thứ càng trở nên hỗn loạn. Cho đến khi J. P. Morgan kêu gọi những nhà lãnh đạo các quỹ tín thác bỏ tiền ra để giúp hệ thống ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng có điểm tích cực là đã giúp thúc đẩy hình thành Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
7. Đổ vỡ thị trường chứng khoán năm 1929
Bắt đầu vào những ngày cuối tháng 10 năm 1929, Phố Wall đã phải chứng kiến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã kéo theo thời kỳ dài 10 năm suy thoái kinh tế trầm trọng và ảnh hướng tới tất cả các nước công nghiệp phương Tây.
Đây là hệ quả của thị trường bị đầu cơ bởi hàng trăm nghìn người, đặc biệt là trong trường hợp phần nhiều lại đi vay tiền để mua bán chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán lao dốc, gần như tất cả đều không trả được nợ và phá sản.
8. Khủng hoảng Đông Á 1997
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Thái Lan nơi đồng bạt không thể trụ vững trước áp lực của các nhà đầu cơ và Chính phủ phải thả nổi. Giá trị đồng bạt giảm mạnh làm bảng cân đối tài sản của mọi người nắm giữ tài sản liên quan đến đồng tiền này đều sụt xuống trầm trọng.
Cuộc khủng hoảng lan mạnh ra Indonesia, Hàn Quốc và giảm nhẹ các nước khác. Việt Nam rất may không bị ảnh hưởng nhiều do hệ thống tài chính chưa kết nối nhiều với thế giới bên ngoài.
9. Cuộc giải cứu thất bại năm 2008
Chỉ số Công nghiệp Dow Jones chứng kiến mức suy giảm điểm mạnh nhất từng thấy sau khi Nghị viện không thông qua Dự thảo gói giải cứu TARP. Chỉ số trượt hơn 700 điểm khi thị trường bị rúng động bởi vụ phá sản của ngân hàng Lehman Brothers. Các nhà chính sách giải thích cho việc không thông qua gói giải cứu là do điều đó sẽ lấy đi của người đóng thuế rất nhiều thứ và tạo nên gánh nặng rất lớn trong tương lai.
10. Khủng hoảng do công nghệ năm 2010
Nguồn Marketwatch/Khampha