10 cách Trung Quốc thay đổi thế giới
Các chuyên gia dự đoán quốc gia châu Á này sẽ soán ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 15 năm tới của Mỹ.
Có một điều rõ ràng rằng, quy mô kinh tế khổng lồ của Trung Quốc có khả năng tạo được hiệu ứng to lớn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sở hữu một lượng tài nguyên khổng lồ có khả năng làm nghiêng toàn bộ cán cân của thị trường hàng hóa toàn cầu.
Cuối cùng, quốc gia này cũng có danh tiếng rất lớn để tham gia vào một loạt những mưu đồ trên quy mô lớn. Điều đó buộc phần còn lại của thế giới phải vắt óc suy nghĩ cách quản lý và bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như an ninh của mình.
Dưới đây là một số trong những cách quan trọng mà Trung Quốc đang tác động tới nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu.
1. Sự bùng nổ khí đá phiến ở Trung Quốc
Sự bùng nổ khí đá phiến ở Trung Quốc có thể khiến giá khí đốt giảm mạnh, làm chệch hướng bùng nổ năng lượng của Mỹ.
Đầu năm nay, hãng PetroChina tuyên bố phát hiện ra khí đá phiến ở phía Nam tỉnh Tứ Xuyên. Cuối năm ngoái, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng tuyên bố phát hiện ra các mỏ dự trữ khí đá phiến tại ít nhất 20 địa đểm, mỗi mỏ có thể sản xuất hơn 10.000 mét khối khí đốt mỗi ngày.
Theo ước tính, Trung Quốc hiện có khoảng 1.300 nghìn tỷ mét khối khí đá phiến có khả năng phục hồi, so với 827 nghìn tỷ của Mỹ.
Tác động với thế giới: Trữ lượng khí đá phiến khổng lồ của Trung Quốc có thể làm thay đổi bàn cờ khí đốt thế giới bởi Bắc Kinh có thể thuyết phục Canada xây dựng đường ống để gửi lượng khí đốt dư thừa cho Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, giá khí đốt thế giới sẽ lao dốc và bóp chết bùng nổ năng lượng của Mỹ.
2. Sự thống trị của Trung Quốc trong thị trường đất hiếm
Trung Quốc hiện chiếm 97% sản lượng đối với 17 kim loại đất hiếm của thế giới và đang xiết chặt các hạn chế xuất khẩu (bằng cách tăng thuế và giảm hạn ngạch). Động thái này khiến Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đồng loạt nộp đơn khiếu nại lên WTO.
Tác động với thế giới: Đất hiếm vô cùng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ cao, quốc phòng, và sự hạn chế của Trung Quốc đã đẩy chi phí các kim loại hiếm và sản xuất lên cao. Những người chỉ trích cho rằng dù quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm song Trung Quốc lại không hề hạn chế hoạt động khai thác. Do đó, đây chỉ là động thái buộc các nhà sản xuất phải chuyển các nhà máy sản xuất của họ sang Trung Quốc.
3. Tốc độ tiêu thụ lương thực của Trung Quốc
Dân số lớn đồng nghĩa lượng tiêu thụ lương thực cũng lớn hơn, điều đó làm ảnh hưởng tới việc các mặt hàng nông sản được sản xuất như thế nào cũng như giá cả của chúng.
Hiện Trung Quốc đã vượt Mỹ thành thị trường tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Trong 5 thập kỷ qua, tiêu thụ thịt của Trung Quốc đã tăng vọt từ 8 triệu tấn lên 71 triệu tấn, cao gấp đôi so với Mỹ.
Tác động với thế giới: Hoạt động sản xuất thịt sẽ có tác động lớn đến nông nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ thịt của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 52 triệu tấn trong năm nay. Điều đó sẽ khiến cách thức nuôi và cho ăn của các trang trại chăn nuôi lợn thay đổi. Để nhanh chóng xuất xưởng, người nông dân sẽ cho lợn ăn nhiều ngũ cốc và đậu nành, khiến nhu cầu và giá cả của các loại cây trồng tăng vọt. Xu hướng nông nghiệp sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp bị thiết lập bởi mô hình tiêu thụ của Trung Quốc.
4. Mô hình phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc
Có một sự thật rằng các nước đang phát triển đang bắt đầu áp dụng mô hình này của Trung Quốc, điều đó mà một mối đe dọa hiện sinh cho chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Trung Quốc cũng là con đẻ của Chủ nghĩa tư bản nhà nước - một hình thức của chủ nghĩa tư bản, trong đó nhà nước sở hữu các công ty hoặc kết hợp với các công ty để thực hiện các hoạt động kinh tế. Điều này được đặc trưng bởi số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước.
Tác động với thế giới: Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Trung Quốc thực sự là mối đe dọa với mô hình chủ nghĩa tư bản của phương Tây. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước phát triển, ngày càng nhiều quốc gia phát triển nghiên cứu và học hỏi mô hình của Trung Quốc.
5. Thị trường xe hơi Trung Quốc
Trung Quốc hiện là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Báo cáo từ IHS Automotive dự đoán doanh số bán hàng xe hơi hàng năm tại Trung Quốc sẽ tăng 74% lên hơn 30,6 triệu ô tô/năm vào năm 2020.
Tác động với thế giới: Trọng tâm của ngành công nghiệp ô tô thế giới đang chuyển dần từ Mỹ sang Trung Quốc khi các nhà sản xuất ô tô và những người cung cấp đang tranh giành nhau để có được vị trí tại quốc gia lớn nhất châu Á này.
Tầm quan trọng của Trung Quốc với thị trường xe hơi Mỹ là cơ sở để Washington đệ đơn khiếu nại việc Trung Quốc áp thuế hơn 3 tỷ USD với lô hàng ô tô do General Motors và Chrysler sản xuất lên WTO. Điều này có thể là một đòn giáng manh mẽ với ngành công nghiệp ô tô đang phục hồi của Mỹ.
6. Hoạt động gián điệp không gian mạng của Trung Quốc
Các công ty của Trung Quốc như Hywaei Technology và ZTE Corp có khả năng truy cập từ xa đối với những thiết bị liên lạc kỹ thuật của Mỹ và các nước phương Tây khác.
Tác động với thế giới: Khả năng đột nhập điện tử có thể cho phép Chính phủ Trung Quốc truy cập trông tin thông qua các mạng viễn thông, thậm chí phá hoại các thiết bị điện tử, đe dọa tới an ninh quốc gia các nước.
Một số người cho rằng các công ty là nạn nhân của các đợt tấn công mạng của Trung Quốc. Có thông tin còn cho rằng mỗi năm, Trung Quốc đã đánh cắp những thông tin mật trị giá tới 400 tỷ USD.
7. Sự phát triển của hải quân Trung Quốc
Mới đây, Bắc Kinh đã nhận được tàu tấn công mới là tàu lớp Littoral và tàu Type 22 lớp Houbei. Cả hai con tàu trên cho phép Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng gần các bờ biển.
Tác động với thế giới: Sự phát triển này đồng nghĩa Trung Quốc đang ở thế đối đầu với tàu Chiến đấu Combat Ship lớp Littorial của Mỹ, một trong những chương trình quân sự tốn kém nhất của Lầu Năm Góc. Bên cạnh đó, con tàu này còn giúp Trung Quốc tuần tra bờ biển và các vùng đặc quyền kinh tế của mình.
8. Những thị trấn ma của Trung Quốc ở châu Phi
Việc Trung Quốc xây dựng những thị trấn ma không người ở là điều không có gì quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang cố tình xuất khẩu các thành phố ma của mình ra thế giới, đặc biệt là tại Angola.
Tác động với thế giới: Thị trấn ma, không đơn giản là một hiện tượng của riêng Trung Quốc. Tây Ban Nha cũng là một quốc gia đã tạo ra khá nhiều thị trấn ma. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thành phố ma được xây dựng ở Angola là của một công ty nhà nước Trung Quốc. Trong khi đó, Angola lại là nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi.
Điều đó có nghĩa, trong thời gian tới các thành phố ma sẽ tiếp tục mọc lên khi Trung Quốc ngày càng cần nhiều năng lượng và hàng hóa để tiếp tục phát triển.
9. Đồng nhân dân tệ
Nhân dân tệ đang cạnh tranh với đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới.
Bắc Kinh đang tiến hành các bước để đồng nhân dân tệ có được bước chuyển đổi toàn diện vào năm 2015, và nhiều người dự đoán đồng tiền Trung Quốc sẽ trở thành đồng tiền dự trữ chủ yếu trong thập kỷ tới. Nhiều quốc gia hiện tại cũng đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của mình bằng đồng nhân dân tệ.
Tác động với thế giới: Nếu đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ, nó sẽ thách thức vai trò của đồng USD trong thương mại và định giá cho các sản phẩm hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu. Nó cũng cho phép Trung Quốc vay vốn với mức giả rẻ hơn.
10. Sự vươn lên của kinh tế Trung Quốc
Tác động với thế giới: Trong khi phản ứng của thế giới với sự gia tăng của kinh tế Trung Quốc là khá tích cực, sự gia tăng trong sức mạnh quân sự của Bắc Kinh lại làm mất đi lòng tin của nhiều quốc gia.
Nguồn Businessinsider/DVT