Tiêu dùng – bán lẻ là lĩnh vực thiết yếu và tạo ra dòng tiền ổn định, không phụ thuộc vào chu kỳ thị trường

 
Hoàng Kim Thứ Hai | 06/03/2023 15:06

Tiềm năng đến từ trái phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ

Tiềm năng tăng trưởng và tính ổn định là hai yếu tố được nhà đầu tư đánh giá cao khi xem xét đầu tư vào doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ.

Tiêu dùng - bán lẻ là lĩnh vực có triển vọng tăng trưởng tốt, dòng tiền bền vững bởi có tính ổn định và không phụ thuộc vào chu kỳ thị trường. Trái phiếu lĩnh vực này cũng là kênh đầu tư thu hút sự chú ý trong thời gian qua. 

Trái phiếu ngành tiêu dùng bán lẻ đầy tiềm năng

“Việt Nam có thể trở thành 1 trong 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030, vượt qua Thái Lan, Anh, Đức, nhờ thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên đáng kể trong thập kỷ tới”, theo HSBC Global Research dự báo.

Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng
Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê của năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 ngàn tỉ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%). Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch COVID-19. 

Cùng với đó, dự báo xu hướng phát triển của ngành tiêu dùng bán lẻ trong năm 2023 và các năm tới vẫn dựa trên những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch và sự áp dụng số hóa trên diện rộng toàn ngành. Nửa đầu năm 2023, tâm lý thắt chặt chi tiêu có thể tiếp tục tác động tình hình kinh doanh của ngành, tuy nhiên các chuyên gia dự đoán, tình hình sẽ có khả năng hồi phục từ quý III/2023 nhờ vào việc Fed dần hạ nhiệt tốc độ tăng lãi suất và tình hình vĩ mô tại Việt Nam dần ổn định.

Nghị định số 082023NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Nghị định số 082023NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới về trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Theo đó, cổ phiếu cũng như trái phiếu các doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ đang là nhóm ngành được giới phân tích kỳ vọng lớn. Triển vọng phục hồi lẫn tăng trưởng mạnh trong tương lai, trái phiếu doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ còn được xem là lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư nhờ gắn với tiềm năng của thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân trong nước. 

Lựa chọn kênh đầu tư an toàn, hiệu quả

Tiềm năng tăng trưởng và tính ổn định là 2 yếu tố được nhà đầu tư đánh giá cao khi xem xét đầu tư vào doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ.

Nhà đầu tư nên chọn mua trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu đã có nền tảng phát triển trong nhiều năm, năng lực tài chính vững chắc.
Nhà đầu tư nên chọn mua trái phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu đã có nền tảng phát triển trong nhiều năm, năng lực tài chính vững chắc.

Các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh hiệu quả và công bố thông tin minh bạch trên thị trường thường được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tiêu biểu có thể kể đến Masan (MSN) trong lĩnh vực thực phẩm - tiêu dùng - bán lẻ, Thế Giới Di Động (MWG) hay Digiworld (DGW) bán lẻ thiết bị điện tử, điện lạnh; FPT bán lẻ điện tử, thuốc; PNJ bán lẻ trang sức…

Như trường hợp đến từ “ông lớn” trong ngành, Masan đã phát hành thành công trái phiếu và nhận khoản vay hợp vốn trị giá 600 triệu USD kỳ hạn 5 năm với lãi suất ưu đãi từ 37 tổ chức tài chính quốc tế. Với lợi thế hồ sơ tín dụng đáng tin cậy, thanh khoản và dòng tiền tốt, Masan thuộc số ít các doanh nghiệp trong nước đủ tiêu chuẩn gọi các khoản vay hợp vốn từ tổ chức tài chính nước ngoài, điều này thể hiện năng lực tín dụng của doanh nghiệp trong thị trường tài chính.

Masan là doanh nghiệp hiếm hoi phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp trong hai tháng đầu năm 2023
Masan là doanh nghiệp hiếm hoi phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp trong hai tháng đầu năm 2023.

Đa phần trái phiếu của Masan là trái phiếu phát hành ra công chúng, đăng ký và được chấp thuận của cơ quan chức năng. Cùng với năng lực tín dụng vững chắc và khả năng huy động vốn, Masan còn là đại diện điển hình của một doanh nghiệp với đầy đủ chuỗi giá trị ngành bán lẻ như tự chủ từ sản xuất đến phân phối tận tay người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ bao phủ 63 tỉnh thành trên cả nước. Đây là một lợi thế lớn trong việc chủ động chi phí, nguồn hàng, đa dạng hóa sản phẩm. 

Vừa qua, Masan đã củng cố nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp với việc ra mắt các cửa hàng Win. Năm 2023 và xa hơn nữa, Masan hướng đến số hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng tiêu dùng từ sản xuất đến bán lẻ, phát triển nền tảng tích hợp giữa thương mại hiện đại và thương mại truyền thống, mong muốn để lại những trải nghiệm mua sắm độc đáo và chi phí tiết kiệm ít nhất 5% cho các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hằng ngày.