Bộ quà biếu trung thu đẳng cấp đến từ thương hiệu KIDO’s Bakery
Thị trường Trung thu: Sự trỗi dậy và trở lại của tên tuổi lớn - KIDO
Theo báo cáo “Brand Footprint 2022” vừa được Kantar công bố cách đây chưa lâu, Tường An, công ty thuộc KIDO Group đã lọt vào Top 10 thương hiệu thực phẩm chọn mua nhiều nhất khu vực thành thị, có thị phần số 1 trong ngành kem với 44,5%; dẫn đầu thị trường bơ thực vật với 74.9% thị phần. Đối với lãnh đạo KIDO Group, bên cạnh doanh thu thì đây là thành tích vui mừng, cho thấy đổi mới của KIDO Group đã đem lại kết quả vượt bậc.
KIDO quay trở lại bánh trung thu
Thời gian vừa qua, KIDO đã không ngừng đổi mới, cập nhật xu hướng và dẫn dắt xu hướng. Có thể kể ra những thay đổi lớn ở Tập đoàn này như bao bì sản phẩm tốt hơn, sản xuất đã tự động hóa bằng những thiết bị tiên tiến nhất thế giới, ứng dụng ERP-SAP để quản lý hoàn toàn mọi hoạt động từ ngoài thị trường vào trong doanh nghiệp. KIDO cũng đã liên tục sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới trong lĩnh vực dầu ăn, vừa chất lượng vừa độc đáo và dinh dưỡng, các loại kem mà hương vị chỉ có ở KIDO và nhất là các loại bánh độc đáo như bánh tươi hạn sử dụng (date) ngắn, bánh dinh dưỡng, các sản phẩm ăn vặt theo xu hướng…
Trong mùa Trung thu năm nay, theo thông tin từ KIDO, Công ty đã chính thức công bố chính thức quay lại thị trường Trung thu với thương hiệu bánh trung thu KIDO’s Bakery với hi vọng tái khởi tạo một trung thu mang màu sắc hoàn toàn mới, vừa lưu giữ các giá trị truyền thống, vừa mang xu hướng thời đại. Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KIDO Group cho biết, KIDO mong muốn thiết lập tiêu chuẩn thưởng thức mới cho người tiêu dùng nên bánh trung thu của KIDO sẽ xuất hiện với hình dạng hoàn toàn khác biệt, cả bên trong chiếc bánh lẫn bên ngoài chiếc hộp quà biếu.
KIDO đã lấy tên KIDO's Bakery cho thương hiệu bánh Trung thu của mình bởi khi theo “chuẩn KIDO” như KIDO’s Bakery, KIDO Foods, KIDO Nhà Bè.., bánh trung thu của KIDO sẽ cộng hưởng giá trị từ Tập đoàn KIDO, giúp gia tăng sức mạnh, tăng độ nhận diện thương hiệu, đồng thời tạo ra hiệu quả lớn về mặt truyền thông
Yếu tố thứ 3 để KIDO tự tin phần thắng trong lần ra quân này chính là dịch vụ. Dự kiến 300 tấn bánh trung thu KIDO’s Bakery sẽ có mặt trên thị trường từ đầu tháng 8.2022 và sẽ được phân phối ở khắp các kênh truyền thống (GT), kênh khách hàng trọng yếu (KA), ở các cơ quan xí nghiệp và cả những kênh mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Tiki, Shopee... KIDO cũng sẽ tận dụng các kênh phân phối hiện tại của Tập đoàn để phân phối sản phẩm trong mùa trung thu này. Đặc biệt, bánh trung thu KIDO’s Bakery cũng sẽ được bày bán tại các cửa hàng của chuỗi F&B Chuk Tea & Coffee tại TP.HCM và Hà Nội.
Người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm KIDO’s Bakery tại các cửa hàng Chuk Tea & Coffee |
Làm mới, làm khác biệt
Trước đó, tháng 4.2022, KIDO đã hoàn thành xây dựng và đã đưa vào hoạt động Nhà máy bánh kẹo KIDO’s Bakery với diện tích 12.735m², công suất 19.044 tấn/năm, như một phần trong chiến lược KIDO đặt mảng bánh kẹo không chỉ dừng ở quy mô nhỏ mà tiến vào, biến bánh kẹo thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Theo ông Trần Lệ Nguyên, đây sẽ là điểm khác biệt trong cạnh tranh và tổ chức kinh doanh của KIDO. Ngoài chất lượng sản phẩm, công ty sẽ chú trọng đến quy trình, hệ thống, mẫu mã bao bì, dịch vụ sản phẩm.., làm sao với nền tảng đã có của KIDO (450.000 điểm bán ngành hàng thiết yếu và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh và 500 nhà phân phối khắp cả nước), khách hàng có thể dễ dàng “chạm mắt, chạm tay, chạm miệng” vào sản phẩm của KIDO.
Dây chuyền sản xuất bánh trung thu KIDO’s Bakery được đánh giá hiện đại nhất Việt Nam |
Tham vọng của Tập đoàn không chỉ chinh phục khách hàng bằng trải nghiệm chất lượng, sự năng động cập nhật xu hướng mà phải còn rất thời thượng, đáp ứng được tất cả mọi nhu cầu thị hiếu thưởng thức bánh. Trên hết, chiến lược giá sẽ là yếu tố quan trọng nhất “Sự thành công trước đây đến từ chất lượng sản phẩm đi đôi với giá hợp lí, đó là nền tảng sẽ được chúng tôi khẳng định tiếp tục”, ông Trần Lệ Nguyên quả quyết.
Ông Trần Lệ Nguyên, TGĐ Tập đoàn KIDO |
Cũng theo ông Trần Lệ Nguyên “Mục tiêu của chúng tôi dĩ nhiên sẽ là vị trí số 1 của thị trường nhưng với chiến lược chú trọng vào chất lượng và khác biệt, đáp ứng nhu cầu ngày nay, chúng tôi đang nhắm đến vị trí số 2 trong vòng 3 năm tới”.
Những năm gần đây, thị trường bánh ngọt Việt Nam chứng kiến cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt giữa các tên tuổi trong nước (ABC Bakery, Givral, Đức Phát..) lẫn các thương hiệu nước ngoài (Tous les Jours, Paris Baguett, BreadTalk, Dunkin’ Donuts...). Đó là chưa kể đến sự tham gia nhập cuộc của các cửa hàng cà phê bán kèm bánh ngọt như Starbucks, Highlands Coffee…
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn các sản phẩm bánh trung thu KIDO’s Bakery để thưởng thức cùng gia đình |
Dù vậy, dựa trên các báo cáo nghiên cứu cũng như dựa vào kết quả khảo sát và ghi nhận thông tin từ hệ thống kênh mà KIDO thiết lập ở điểm bán, KIDO đã nhìn thấy triển vọng lớn của ngành bánh kẹo từ những dịch chuyển xu hướng tiêu dùng sau dịch Covid-19. Đó là xu hướng có vẻ ăn vặt nhiều hơn, thưởng thức hơn, chia nhỏ từng bữa khẩu phần so với trước kia thích ăn no và nhiều. Từ đây, ông Trần Lệ Nguyên cho biết, KIDO sẽ tạo những sản phẩm có tính thưởng thức và ăn vặt nhiều hơn.
Theo báo cáo từ Kantar Wolrdpanel, thời gian qua, ngành hàng FMCG Việt Nam tuy có những khó khăn nhưng thực phẩm đóng gói và sữa vẫn là hai ngành thúc đẩy tăng trưởng của thị trường FMCG. Với GDP bình quân đầu người ước sẽ đạt 3900 USD/người vào cuối năm 2022 và chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình đã tăng gấp đôi 10 năm trước, bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc khối Kinh doanh tại Kantar Worldpanel Việt Nam tin rằng “trong thập kỷ tiếp theo, có thể có đến 75% dân số Việt Nam trở thành “Consuming Class”, tức những người chi tiêu hơn 11 USD/ngày. Khi đó, người tiêu dùng sẽ bắt đầu xuất hiện những nhu cầu mới, đặc biệt là trong ngành hàng FMCG”.
Trước mắt, thị trường đã chứng kiến sự dịch chuyển xu hướng người tiêu dùng sang ưu tiên các thực phẩm tươi sống, tốt cho sức khỏe và rõ nguồn gốc. Đây sẽ là cơ sở để ngành FMCG nói chung và bánh kẹo nói riêng tạo làm những cuộc cách mạng mới về sản phẩm, dịch vụ. Đi cùng đó có thể sẽ là những sắp xếp lại về vị thế, thị phần trong ngành.