Phúc Khang hỗ trợ tiêu thụ 20 tấn dưa hấu cho nông dân tỉnh Gia Lai bên cạnh các công ty PNJ, An cường, Hưng Thịnh, Deloitte
Tối 13/2, toàn bộ số dưa hấu trên đã được chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh để gửi tặng cho công đoàn các quận Tân Bình, Bình Tân, các cán bộ công nhân viên của công ty, cư dân chung cư Diamond Lotus Riverside, Cơ sở mái ấm La Vang.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Câu lạc bộ Sao Đỏ, Phúc Khang và nhiều doanh nhiều trực thuộc hội đã đăng ký mua các sản phẩm của nông dân đang bế tắc trong việc tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch cúm Covid -19. Các doanh nghiệp hội viên đã tiêu thụ được hơn 100 tấn dưa hấu. Riêng Công ty Phúc Khang mua 20 tấn và được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể CNCNV trong công ty.
Tôi thấy là các nước Đông Á có nền nông nghiệp phát triển, người nông dân khá ổn định về thu nhập và có thu nhập tương đồng với người thành phố. Nhất là các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan có giải pháp rất đồng bộ về hạt giống, quy trình sản xuất, quá trình canh tác, tiêu chuẩn nuôi trồng, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Với một quy trình rõ ràng, minh bạch từ nuôi trồng đến mâm cơm như thế thì khi có những biến động xảy ra, nếu bị ách tắc ở thị trường này thì có thể xuất khẩu được sang những thị trường khác.
Đối với Việt Nam, theo tôi chúng ta cần có những chính sách cân bằng giữa khích lệ chi tiêu trong nước với tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. Thay vì nhập khẩu thì người tiêu dùng có thể được sản phẩm trong nước chất lượng cao. Nếu đưa được nông sản VN lên tầm quốc tế thì không tiêu thụ được qua Trung Quốc, có thể xuất khẩu sang thị trường các nước tiên tiến. Các doanh nghiệp chúng tôi rất mong muốn được tham gia vào cuộc cách tân nông nghiệp, hiện đại hóa doanh nghiệp, để có thêm những doanh nhân thành công trên lĩnh vực nông nghiệp và có thêm những nông dân doanh nhân thành đạt ngay trên cánh đồng của mình”.
Ngoài sự hỗ trợ và các giải pháp căn cơ của Chính phủ, sự tham gia ủng hộ của các doanh nghiệp, về phía người nông dân, bà Mẫu cũng cho rằng họ cần có trách nhiệm với chính sản phẩm của mình làm ra. Các cơ quan nhà nước cần chú trọng truyên truyền, giáo dục người nông dân ý thức, nhận thức về cây, con giống, quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cộng đồng, tạo ra các sản phẩm chất lượng quốc tế. Họ cần hiểu được sứ mệnh của mình đối với sức khỏe cộng đồng cùng với phát triển kinh tế, như vậy ta mới có được nền nông nghiệp bền vững.