Mua công ty mới, Tín Tốc hướng đến dịch vụ One-stop-Services.
Mua công ty mới, Tín Tốc hướng đến dịch vụ One-stop-Services
CTCP Tín Tốc vừa công bố mua công ty là CTCP Đầu tư và Giao nhận SGDS, được biết đến với thương hiệu TocHanh.vn để hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ One-stop-Services cho khách hàng.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đồng sáng lập công ty cho biết hiện các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thiếu các giải pháp quản lý hàng tồn kho, quản lý nhân sự…Thông qua viêc cung cấp dịch vụ giao hàng Tín Tốc hướng đến việc cung cấp giải pháp one-stop-services ( tạm dịch điểm cung cấp nhiều dịch vụ) cho các doanh nghiệp này.
Giá trị thương vụ cả hai không tiết lộ. Thời điểm sát nhâp SGDS có hơn 7 năm hoạt động trong lĩnh vực giao hàng nội thành tại TP.HCM.
Được biết đây là thương vụ sát nhập thứ ba của Tín Tốc trong vòng 3 năm qua. Trước đó vào năm 2017 và 2019, Tín Tốc cũng sát nhập hai đơn vị trong lĩnh vực là ANZShip và Dingdong Delivery. Hiện cả ba đều hoạt động với thương hiệu Tín Tốc và có khả năng xử lý đơn hàng trung bình 9.000 đơn hàng ngày.
Thành lập năm 2014, Tín Tốc là công ty giao hàng hoạt động theo mô hình Sameday Delivery, hay còn gọi là giao hàng trong ngày và thu tiền hộ (COD). Mô hình này khác với mô hình Last-Mile-Delivery, chủ yếu giao hàng trong 4 tiếng đồng hồ.
Hơn bốn năm qua, Tín Tốc chỉ tập trung phục vụ hai thành phố lớn là TP.HCM. Nguyên nhân, theo báo cáo Thương Mại điện tử 2019 do Hiệp hội Thương Mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố cho thấy phần lớn hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở thành phố này là dẫn đầu cả nước với 86,8. Thành phố có chỉ số cao thứ nhì là Hà Nội 84,3.
Bà Nhung cho biết trong thời gian tới Tín Tốc sẽ triển khai đầu tư mạnh hơn tại hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Hai khu vực này hiện xếp thứ 5 và 7 trên bản xếp hạng hoạt dộng thương mại điện tử Việt Nam của VECOM.
Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, 2019), doanh thu thương mại điện tử bán lẻ - B2C của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD trong năm 2018, tăng 30% so với năm 2017. Giao dịch bằng COD vẫn chiếm đến 80%.