Huy Vũ Thứ Sáu | 14/09/2018 20:36

Microsoft đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong chuyển đổi số ​

Chuyển đổi số (Digital Transformation) trong doanh nghiệp là xu hướng công nghệ đang được nhắc đến nhiều nhất và ai chậm chân sẽ thua thiệt hơn.

Thuật ngữ chuyển đổi số được dùng để miêu tả hành động ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo Giải mã ảnh hưởng kinh tế của chuyển đổi số khu vực châu Á-Thái Bình Dương được thực hiện bởi IDC và Microsoft cho thấy, các nhóm doanh nghiệp tiên phong sẽ có lợi thế hơn nhóm ứng dụng sau. Đặc biệt, khả năng cải thiện biên lợi nhuận lợi nhuận và tăng doanh thu từ các dòng sản phẩm dịch vụ mới của nhóm tiên phong thường gấp 2 lần nhóm theo đuôi.

Microsoft dong hanh cung doanh nghiep Viet trong chuyen doi so ​

Với tổng dân số hơn 90 triệu dân, trong đó 98 triệu người sử dụng internet, hơn 125 triệu thuê bao di động… Việt Nam đang được đánh giá là một trong các quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số. Vấn đề ở chỗ, theo ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng để bứt phá trong cuộc đua chuyển đổi số hay chưa?

Theo Microsoft, hiện thống kê sơ bộ có khoảng 6.000 doanh nghiệp cần chuyển đổi số, đây chỉ là con số đầu tiên trong hơn 15 triệu doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi số. Microsoft Việt Nam đồng hành trong tiến trình này với doanh nghiệp Việt Nam song song với hoạt động phát triển chính phủ điện tử, các chương trình cộng đồng số đang diễn ra. 

Chia sẻ tại sự kiện “Microsoft Business and Technology Fastival 2018”, ông Trường cho rằng cần có những định hướng cũ thể trong việc lập kế hoạch và chiến lược trong chuyển đổi số. Nhất là trong giai đoạn tăng tốc như hiện nay.

“Báo cáo của IDC dự đoán trong ba năm nữa, tốc độ phát triển công nghệ sẽ bằng 11 năm vừa qua”, ông Trường nhấn mạnh. Được biết, báo cáo Giải mã ảnh hưởng kinh tế của chuyển đổi số khu vực châu Á Thái - Bình Dương được thực hiện với hơn 1.500 ứng viên là nhà lãnh đạo kinh doanh và công nghệ thông tin ở 15 thị trường. Các ngành được phỏng vấn bao gồm giáo dục, dịch vụ tài chính, chính phủ, y tế, sản xuất và bán lẻ.