Chương trình EB-5 hiện tạm ngừng khiến ‘giấc mơ Mỹ’ của nhiều người phải gián đoạn. Ảnh: ShutterStock.

 
Hoàng Kim Thứ Hai | 25/10/2021 08:00

Khi giấc mơ Mỹ xa vời, đâu là điểm đến đáng kỳ vọng tiếp theo?

Định cư nước ngoài: Lựa chọn nằm trong tay bạn.

Chương trình EB-5 hiện tạm ngừng khiến ‘giấc mơ Mỹ’ của nhiều người phải gián đoạn. Theo các chuyên gia, ngay cả nếu mở lại chương trình thì rủi ro cao của chương trình EB-5 vẫn là những điều nhà đầu tư cần cân nhắc

Giấc mơ Mỹ - vài năm chưa chắc ‘ăn’

Trong suốt một thời gian dài, định cư Mỹ trở thành mục tiêu của nhiều người Việt Nam, đặc biệt là giới doanh nhân, chuyên gia cấp cao vốn mong cầu một cuộc sống chất lượng, con cái được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến, môi trường trong lành.

Các chương trình định cư Mỹ qua đường đầu tư ra đời, biến “giấc mơ Mỹ” của nhiều người Việt thành sự thật, điển hình là EB-5. Thế nhưng, trong 20 năm qua, hơn 99% dự án EB-5 lại thuộc các khu vực phát triển như Manhattan, New York. Điều này đi ngược với mục tiêu ban đầu là thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế vùng nông thôn, vùng kém phát triển.

Trước những bất cập đó, đi cùng việc chính quyền mới của tổng thống Biden, chương trình đầu tư EB-5 gián tiếp thông qua trung tâm vùng (the Regional Center Program) đã tạm ngưng cấp xét kể từ 30/6. Quốc hội Mỹ cũng chưa đưa ra những quyết định mới cho đến hiện nay.

Nhà đầu tư do đó chỉ còn có thể chọn hình thức EB-5 còn lại - tức đầu tư trực tiếp vào một doanh nghiệp tại Mỹ và vận hành công việc làm ăn kinh doanh đó. Hình thức này được đánh giá là lành ít dữ nhiều. Rủi ro trực tiếp là việc thuê mướn nhân viên và trả lương, kéo dài liên tục ít nhất 7 năm. Rủi ro gián tiếp là nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm báo cáo các hoạt động kinh doanh. Nếu dự án phát triển thất bại như xây không hoàn thành, hoặc kinh doanh thua lỗ thì mặc dù nhà đầu tư có thẻ xanh vẫn có khả năng không đủ điều kiện gia hạn và phải quay về Việt Nam.

“Việc này không hề đơn giản đối với bất kỳ một nhà đầu tư nước ngoài nào”, một chuyên gia di trú nói.

Nếu nhà đầu tư chọn chương trình đầu tư EB-5 gián tiếp, thì thời gian chờ đợi và tải lượng hồ sơ được xét duyệt dao động 3-4 năm sẽ là rào cản tiếp theo. Việc chôn vốn lên đến hàng chục tỷ đồng trong thời gian dài chỉ để chờ xét duyệt cũng khiến nhiều nhà đầu tư “từ bỏ cuộc chơi” lấy thẻ xanh Mỹ.

Nếu may mắn vượt qua các thử thách trên và đặt chân đến nước Mỹ, các gia đình Việt còn phải đối mặt với những khác biệt về văn hóa, tỷ lệ thất nghiệp cao vì Covid-19, bất bình đẳng thu nhập ngày càng lớn trong khi chi phí sinh hoạt đắt đỏ là những gì người Mỹ đã phải trải qua.

Và nỗi sợ cuối cùng mà ít nhiều người đầu tư định cư Mỹ thấm thía, chính là thuế toàn cầu. Tất cả cư dân và thường trú nhân chịu thuế ở Mỹ sẽ bị đánh thuế trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là tất cả thu nhập mà bạn kiếm được bất kể nơi nào trên thế giới đều phải được báo cáo, kê khai với cơ quan thuế Mỹ. Cụ thể hơn, nếu bạn định cư ở Mỹ nhưng doanh nghiệp, công việc tiếp tục hoạt động tại Việt Nam và tạo ra thu nhập thì bạn phải chịu khoản thuế này, thông thường là từ 10% đến 37%

“FATCA là hiệp định chống trốn thuế toàn cầu của Mỹ, yêu cầu ngân hàng tự động báo lại cho Mỹ về thu nhập của Thường trú nhân và công dân Mỹ trên khắp thế giới. Nếu cố tình hay vô tình không đảm bảo nghĩa vụ thuế, thường trú nhân có thể bị truy thu thuế với các mức phạt rất nặng”, một chuyên gia di trú đánh giá.

Thành công dân châu Âu chỉ trong vài tháng

Đứng trước cánh cửa hẹp để sống “giấc mơ Mỹ”, những năm gần đây, người Việt giàu nói riêng và châu Á nói chung chuyển hướng nhập tịch sang các vùng đất hứa mới, các quốc gia giàu có tại lục địa châu Âu như Ireland, Thụy Sỹ, Anh, Đức...

Đầu tiên chính là sự thịnh vượng của các quốc gia này không hề thua kém so với những cường quốc khác. Đơn cử như Ireland. Từ quốc gia thuộc nhóm khó khăn nhất châu Âu vào những năm 1997, chỉ trong hơn hai thập kỷ, Ireland đã chuyển mình trở thành nền kinh tế top 3 toàn cầu về thu nhập bình quân đầu người, cao hơn cả Mỹ, Singapore hay Hong Kong (Trung Quốc). Đảo quốc được cho là quốc gia thân thiện hàng đầu cho giới kinh doanh với chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 12,5%, ít hơn gần gấp đôi so với Mỹ, Pháp.

Ireland được mệnh danh là Silicon Valley của Châu Âu, là cửa ngõ giao thương EU và cả UK. Ảnh: ShutterStock.
Ireland được mệnh danh là Silicon Valley của Châu Âu, là cửa ngõ giao thương EU và cả UK. Ảnh: ShutterStock.

Sống tại Ireland, nhà đầu tư có thể phát triển các mô hình kinh doanh mang lợi nhuận cao, còn con cái được hưởng môi trường giáo dục tiến bộ và tương lai nghề nghiệp tươi sáng khi đầu quân tại các tập đoàn FDI hàng đầu thế giới. Với vị thế “thung lũng Silicon” của cả khu vực Âu – Á (Trung Đông), Ireland hiện đặt đại bản doanh của các “ông lớn” công nghệ, y khoa và dược phẩm hàng đầu thế giới như Apple, Facebook, Google, TikTok, Pfizer, Abbott…

Thứ hai, tính tinh gọn của các thủ tục đầu tư - điểm sáng của chương trình đầu tư định cư tại châu Âu. Thông thường, các chương trình khác đều mất vài năm để xét duyệt cùng những rủi ro bị từ chối, như Canada (3-4 năm), Mỹ (5-7 năm), Úc (2-4 năm) đi kèm các chính sách xét duyệt hồ sơ, trình độ ngôn ngữ và chuyên môn của nhà đầu tư khá nhiêu khê.

Mức đầu tư xin quốc tịch Grenada khoảng 350.000 USD nếu mua bất động sản và từ 200.000 USD đóng góp từ thiện không hoàn lại. Thông thường, chỉ trong vòng 6-7 tháng từ ngày nộp hồ sơ, nhà đầu tư đã được phê duyệt cấp quốc tịch từ quốc đảo này. Với chương trình Bulgaria, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư từ 512.000 EUR vào các quỹ do EU quản lý hướng về Bulgaria và sẽ nhận được hộ chiếu chỉ sau 2 năm.

Còn với Chương trình Đầu tư Định cư Ireland IIP (Immigrant Investor Programme ), chỉ sau 4-6 tháng từ thời điểm nộp hồ sơ, nhà đầu tư có thể nhận visa Stamp 4 – quyền cư trú tại Ireland cho cả gia đình, hưởng đầy đủ quyền sinh sống, giáo dục và làm việc như người bản xứ mà không cần trải qua các đợt sát hạch về ngoại ngữ hay tham gia phỏng vấn. Sau 5 năm cư trú, nhà đầu tư và gia đình có thể nộp đơn lấy quốc tịch Ireland.

Sau 5 năm cư trú, nhà đầu tư IIP và gia đình có thể nộp đơn lấy quốc tịch Ireland. Ảnh: iStock.
Sau 5 năm cư trú, nhà đầu tư IIP và gia đình có thể nộp đơn lấy quốc tịch Ireland. Ảnh: iStock.

Thứ ba chính là sự an toàn được đề cao. Nổi bật hiện tại IIP có 2 hình thức đầu tư phổ biến. Một là tài trợ 500.000 euro cho các dự án xã hội liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thể thao hoặc giáo dục của Chính phủ. Hai là đầu tư một triệu euro vào doanh nghiệp Ireland trong vòng ít nhất 3 năm. Cả hai hình thức đều được phê duyệt bởi Chính phủ và chỉ được yêu cầu chuyển tiền đầu tư sau khi có thư chấp thuận của Sở di trú Ireland. 

Trong các khoản trên, hình thức trao tặng, tài trợ là không thể thu hồi, còn hình thức đầu tư thì có thể thu hồi 100% vốn sau 3-5 năm, đi kèm lợi nhuận thường niên 4% một năm (đối với đầu tư vào Viện dưỡng lão của Bartra). Không khó hiểu khi số lượng lớn các hồ sơ, chiếm đến 57% trong 10 năm qua đều chọn hình thức đầu tư vào doanh nghiệp.

Theo một chuyên gia về định cư nước ngoài, khác với sự ồ ạt ra đời của hơn 1000 Trung tâm Vùng để huy động vốn EB-5 như ở Mỹ, chỉ có số ít doanh nghiệp được tham gia vào IIP và phải có dự án được Chính phủ xét duyệt, trải qua rất nhiều quy trình thẩm định về hồ sơ năng lực, kinh nghiệm phát triển, uy tín và khả năng tài chính.

Đơn cử, Bartra Wealth Advisor - đơn vị cung cấp chương trình đầu tư định cư Ireland duy nhất có văn phòng tại Việt Nam (quận 1, TP HCM) là thành viên thuộc Tập đoàn Bartra Capital. Bartra là đơn vị phát triển bất động sản lớn tại Ireland. Tính đến nay, Tập đoàn đã triển khai hơn 2 tỷ Euro giá trị các dự án, trong đó có 435 nhà ở xã hội, đạt giá trị vượt 130 triệu Euro. Đến nay đã có hơn 350 nhà đầu tư được xét duyệt định cư thông qua các dự án nhà ở xã hội và viện dưỡng lão mà doanh nghiệp này phát triển.

Dự án viện dưỡng lão Loughshinny do Bartra phát triển đã hoàn công và đi vào hoạt động – dự án thuộc chương trình IIP. Ảnh: Bartra.
Dự án viện dưỡng lão Loughshinny do Bartra phát triển đã hoàn công và đi vào hoạt động – dự án thuộc chương trình IIP. Ảnh: Bartra.

“Mục tiêu của chúng tôi sẽ sớm hoàn thành. Mới đây, Hội đồng Thành phố Dublin và Ban Kế hoạch An Bord Pleanala đã chính thức lựa chọn Bartra là đơn vị duy nhất phát triển và tái thiết dự án O’Devaney Gardens. Dự án sẽ cung ứng ra thị trường 1.047 căn hộ với tổng vốn đầu tư 400 triệu euro, trong đó 30% là nhà ở xã hội”, bà Jenny Đặng - Trưởng đại diện Bartra Wealth Advisors cho biết.

Dự án sẽ được hoàn tất vào 2025, không chỉ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân Ireland, mà còn giúp Chính Phủ kiểm soát được tình hình tăng mạnh giá bất động sản do thiếu hụt nguồn cung tại thủ đô Dublin. Đồng thời tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu và uy tín của tập đoàn trong mảng phát triển bất động sản tại Ireland và mang đến thêm các cơ hội đầu tư định cư cho giới doanh nhân khắp thế giới.

Bartra Wealth Advisors mang đến các dịch vụ Đầu tư Nhập Cư Ireland.
Đặt lịch hẹn tư vấn với chuyên gia của Bartra tại: https://hubs.li/H0Zm32N0
Văn phòng Đại diện: Tầng 21 tòa nhà Vietcombank Tower, 5 Công trường Mê Linh Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0778778846
Website: www.bartrawealthadvisors.com.vn