
Người tiêu dùng mua sắm sản phẩm Masan Consumer
Doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ đặt mục tiêu lãi 6.500 tỉ đồng trong năm 2025
Trong cuộc họp với các nhà đầu tư mới đây, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) chia sẻ về kết quả tích cực của quý I/2025, đồng thời doanh nghiệp sẽ tăng tốc chiến lược chuyển đổi số từ năm nay. Masan đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng mạnh đến 6.500 tỷ đồng.
Tiếp tục duy trì đà tăng trưởng có lợi nhuận
Quý I/2025 đánh dấu bước khởi đầu tích cực cho hành trình tăng tốc của Masan trong năm 2025. Doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.897 tỉ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ sau khi loại trừ đóng góp từ H.C. Starck. EBITDA tăng mạnh 20,8%, đạt 4.003 tỉ đồng, doanh nghiệp ghi nhận lãi ròng đạt 394 tỉ đồng, gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2024, các trụ cột tiêu dùng, bán lẻ đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số.
Mảng hàng tiêu dùng nhanh của Masan - Masan Consumer (UPCoM: MCH) ghi nhận doanh thu đạt 7.489 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hoạt động (EBIT) của MCH ghi nhận 1.736 tỉ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) đạt 1.614 tỉ đồng.
Chuỗi bán lẻ WinCommerce (WCM) tiếp tục mang về lợi nhuận dương trong quý I/2025, NPAT Pre-MI đạt 58 tỷ đồng, tăng 132 tỉ đồng nhờ tăng trưởng cùng cửa hàng (LFL), công tác mở rộng quy mô mạng lưới và lượt khách mua sắm tăng. Doanh thu WCM đạt 8.785 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ.
![]() |
Nhân viên kho vận WinCommerce kiểm tra hệ thống phân chia hàng hóa tự động tại kho Supra |
Quý đầu năm nay đánh dấu cột mốc quan trọng mang lại lợi nhuận bền vững của mảng thịt có thương hiệu của Masan - Masan MEATLife (MML). Theo đó, NPAT Pre-MI của MML đạt 116 tỉ đồng, tăng 163 tỉ đồng nhờ giá heo hơi thuận lợi, giá trị heo thịt tăng và tối ưu hóa cơ cấu mảng thịt chế biến. Doanh thu đạt 2.070 tỉ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ ròng/EBITDA của Masan tiếp tục được duy trì ổn định ở mức 2,9x, cho thấy tình hình tài chính lành mạnh và khả năng tạo dòng tiền vững chắc.
Đại hội đồng Cổ đông 2025: Định hình tầm nhìn tăng trưởng
Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025 được tổ chức trong tháng 4 vừa qua, Masan công bố đã hoàn thành Giai đoạn 5 năm xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ (2020–2024). Từ một công ty FMCG truyền thống, Masan đã xây dựng thành công nền tảng tích hợp Tiêu dùng – Bán lẻ – Công nghệ. Các nền tảng tăng trưởng cộng hưởng với nhau giúp lợi nhuận sau thuế của toàn Tập đoàn năm 2024 tăng gấp 4 lần.
Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group, khẳng định: “Tại Đại hội đồng cổ đông năm trước, chúng tôi đã cam kết với các cổ đông rằng Masan sẽ quay lại con đường tăng trưởng có lợi nhuận, và chúng tôi tự hào đã thực hiện được điều này trong năm 2024. Nhìn về tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc mở rộng quy mô mạnh mẽ các trụ cột tăng trưởng với lợi nhuận bền vững và chiến lược 'Go Digital' (Chuyển đổi số) sẽ là động lực giúp chúng tôi khai thác tối đa hiệu quả cộng hưởng giữa các nền tảng Tiêu dùng – Bán lẻ - Công nghệ.”.
Kết quả tích cực của Masan từ năm 2024 đến nay phản ánh rõ sự thành công của định hướng chiến lược xuyên suốt: không chỉ mở rộng quy mô mà còn tập trung tối ưu hóa vận hành, gia tăng hiệu quả hoạt động trên toàn hệ sinh thái. Từ năm 2025, theo chia sẻ của doanh nghiệp, Masan bước vào Giai đoạn 2 tập trung tăng tốc trên các trụ cột chính:
![]() |
Khách hàng mua sắm tại hệ thống cửa hàng siêu thị của WinCommerce |
Tăng trưởng mạng lưới – Nền tảng tiếp cận hơn 100 triệu người tiêu dùng
Năm 2025, mảng bán lẻ của Masan đặt mục tiêu mở rộng lên 4.500+ điểm bán, trung bình ~2 cửa hàng/ngày, trong đó 1.900 cửa hàng tại nông thôn. WCM cũng sẽ thí điểm mô hình WiN+, hợp tác với bán lẻ truyền thống, cung cấp sản phẩm thiết yếu và chương trình ưu đãi hội viên.
Tăng trưởng thị phần chi tiêu – Mở rộng thị trường cho “Thương hiệu mạnh”
Masan đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa với CHIN-SU, Nam Ngư trong ngành Gia vị, mở rộng thực phẩm tiện lợi ra tiêu dùng ngoài gia đình và thúc đẩy chiến lược “Go Global”. Bên cạnh đó, mảng thịt có thương hiệu của Masan ghi nhận bước chuyển mình mạnh mẽ từ không thương hiệu trước 2020 đến quý I/2025 với doanh số mảng thịt có thương hiệu chiếm 56% doanh số của ngành hàng này tại chuỗi WCM. Trong tương lai, MML sẽ hợp tác với WCM đưa sản phẩm tiếp cận kênh bán lẻ truyền thống qua hệ thống WiN+, hướng tới cơ hội thị trường trị giá 2 tỉ USD.
Tăng trưởng hội viên – Kết nối nhãn hàng, nhà bán lẻ và người tiêu dùng
Chương trình Hội viên WiN với 11 triệu người của Masan, đang phát triển thành hệ sinh thái khách hàng thân thiết, tích hợp dịch vụ tài chính, tiêu dùng và phong cách sống. Theo chia sẻ từ đại diện Masan, chương trình này không chỉ tích điểm mà còn là kênh tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và người tiêu dùng, với các sáng kiến được triển khai xuyên suốt năm qua như “Tuần lễ thương hiệu” giúp doanh số dịp Tết 2025 tăng 36%.
Go Digital: Chìa khóa tăng trưởng
Theo đại diện Masan, quá trình số hóa toàn diện không chỉ đơn thuần là tự động hóa quy trình mà còn thay đổi căn bản cách thức doanh nghiệp tương tác với người tiêu dùng.
![]() |
Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart |
Chương trình hội viên WiN sẽ trở thành cầu nối dữ liệu trực tiếp giữa nhãn hàng – nhà bán lẻ – người tiêu dùng, cho phép cá nhân hóa ưu đãi, chăm sóc và truyền thông một cách tối ưu. Điều này không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho hệ sinh thái Masan trong tương lai.
Bước qua cột mốc hoàn thiện nền tảng tiêu dùng – bán lẻ, Masan đang cho thấy một lộ trình tăng trưởng có lợi nhuận rõ ràng với chiếc chìa khóa “Chuyển đổi số” giúp doanh nghiệp khác thác toàn bộ tiềm năng của hệ sinh thái, phụng sự người tiêu dùng ngày một tốt hơn. Với đà tăng trưởng quý I/2025 khả quan, các trụ cột chiến lược vững chắc và trọng tâm chiến lược rõ ràng, Masan đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành nền tảng tiêu dùng – bán lẻ – công nghệ hàng đầu Đông Nam Á.