Nguồn ảnh: Finhay

 
Thái Bình Thứ Năm | 03/09/2020 14:18

Cách gửi tiền vãng lai, không kỳ hạn để nhận lãi suất 5-6%/năm

Tiền vãng lai là tiền mà chúng ta không chắc chắn khi nào sẽ sử dụng đến. Chúng ta không thể dùng tiền này để đầu tư...

Trong thời buổi kinh tế biến động liên tục do diễn biến phức tạp của COVID-19, làm thế nào để gửi tiền vãng lai mà vẫn nhận lãi suất 5% - 6%/năm và “túi tiền” của bạn không bị thiệt hại do lạm phát?

Tiền vãng lai là tiền mà chúng ta không chắc chắn khi nào sẽ sử dụng đến. Chúng ta không thể dùng tiền này để đầu tư, cũng không thể gửi tiền đó vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn trong ngân hàng. Chúng ta chỉ có thể gửi tiền này vào tài khoản vãng lai, và như thế thì nhận lãi suất rất thấp, 0,1%-0.2%/ năm.

Mới đây, chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh - người sáng lập Trường Quản trị Kinh doanh BizUni, Đồng sáng lập Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp với hơn 50.000 thành viên, tác giả của cuốn sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” đã đưa ra những lời khuyên hữu ích đến đông đảo bạn đọc về “Cách thức để tiền vãng lai, không kỳ hạn, sinh lãi có kỳ hạn”. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Lãi suất và lạm phát

Khi kinh tế đình trệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ có xu hướng giảm lãi suất để kích thích kinh tế tăng trưởng. Khi lãi suất giảm, người dân có xu hướng nghiêng về tiêu dùng hơn là tiết kiệm. Doanh nghiệp thì có thể vay tiền để kinh doanh với lãi suất thấp hơn. Nền kinh tế vì vậy được phát triển.

Tuy vậy, thời điểm này vì cung tiền cao, nên lạm phát lại có xu hướng tăng. Lạm phát càng cao, thì chúng ta phải gửi tiền vãng lai với lãi suất cao hơn lạm phát, lúc đó ta mới không bị mất tiền.

Tiền ngắn hạn chuyển thành tiền dài hạn

Khi một ngân hàng nhận được nhiều dòng tiền ngắn hạn gửi vào, ngân hàng đó sẽ có khả năng tạo ra một dòng tiền dài hạn. Các ngân hàng sẽ tận dụng dòng tiền dài hạn này, để cho vay trung dài hạn.

Ngân hàng Nhà nước quản lý các ngân hàng rất sát để đảm bảo tỷ lệ (vốn dài hạn / cho vay trung và dài hạn) nằm ở ngưỡng an toàn.

Tiền vãng lai (không kỳ hạn) thành tiền gửi có kỳ hạn

Khi ngân hàng có nhiều dòng tiền vãng lai thì ngân hàng cũng sẽ “rút tỉa” ra từ những dòng tiền vãng lai liên tục này một dòng tiền ổn định, 1 năm hoặc hơn. Ngân hàng trả lãi vãng lai rất thấp cho số tiền này, nhưng lại cho vay theo kỳ hạn với lãi suất cao hơn nhiều. Vì thế, khoản tiền này đóng góp lợi nhuận kha khá cho ngân hàng. 

Ứng dụng công nghệ tài chính sẽ giúp người dân hưởng lãi suất cao trên tiền vãng lai. Nhờ công nghệ và số lượng khách lớn, app Finhay, nhận tiền vãng lai của khách hàng, chuyển thành dòng tiền dài hạn và nhờ thế có thể trả cho khách hàng lãi suất 5%-6%/năm.

Đây là lãi suất “trong mơ” đối với tiền vãng lai, không kỳ hạn.

Khi bạn mua sản phẩm Tích lũy, Finhay sẽ tự động phân bổ gói Tích lũy cho bạn theo nguyên tắc lựa chọn các gói sẵn có với tỷ lệ tiền lãi từ cao đến thấp. Trong đó, tiền của bạn dùng để mua các sản phẩm tài chính với tài sản cơ sở là các chứng chỉ tiền gửi hoặc hợp đồng tiền gửi do các ngân hàng uy tín của Việt Nam phát hành. Bạn sẽ nhận được tiền lãi hàng tháng của gói Tích lũy đã mua. Điểm nổi bật của sản phẩm Tích lũy là không có kỳ hạn mà lãi suất cao, rút bất cứ lúc nào mà không mất phí.

Phải có trách nhiệm với tiền của mình

Khi bạn có một khoản tiền nhàn rỗi và mong muốn đầu tư theo kênh hiệu quả nhất, thì bạn phải tìm hiểu. Nếu chưa có kiến thức thì đọc sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” để biết cách tìm hiểu về những công cụ đầu tư này.

Hãy tự mình trả lời các câu hỏi sau trước khi đầu tư: Cơ sở/tính pháp lý của sản phẩm? Nhà nước, pháp luật có bảo vệ chúng ta không? "Hạng mức tín dụng", độ tin cậy của người bán, người giữ phần "cán" tài sản mà ta đầu tư? Nguyên tắc vận hành, tạo ra lợi nhuận của tài sản/sản phẩm? Các rủi ro tiềm ẩn? Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng?

Bạn nên tiêu dùng tiền một cách thông minh và phải có trách nhiệm với tiền của mình. 

Finhay là công ty gì? Có an toàn không?

Theo tôi biết, Finhay là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo được cấp Giấy chứng nhận số 65/DNKHCN ngày 15/07/2020 bởi Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Năm 2019, Finhay có trong danh sách top 100 công ty Fintech toàn cầu của tổ chức tài chính uy tín là KPMG. Finhay được kiểm toán hàng năm bởi Ernst & Young (Big4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới) và danh mục đầu tư của Finhay được quản lý bởi Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Thiên Việt.

Thông tin chính thức như thế thì Finhay chắc chắn là an toàn hơn các App nhập cảnh không giấy phép, hoặc các app không rõ ràng về pháp lý, các startup không có quỹ lớn đầu tư, các doanh nghiệp không kiểm toán...

Nhưng an toàn đến mức nào, thì chính bạn phải tự mình trả lời các câu hỏi bên trên, bằng cách hỏi trực tiếp Finhay, hoặc từ thông tin trên mạng, và hỏi cơ quan quản lý.

Nguồn Finhay