Đại diện eDoctor gọi vốn trên chương trình Shark Tank Việt Nam.

 
Thứ Tư | 28/09/2022 09:52

Hệ sinh thái eDoctor

Những nền tảng công nghệ dựa trên thiết bị di động rồi đây sẽ thay đổi hoàn toàn thói quen khám chữa bệnh của nhiều người Việt Nam.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong 10 năm trở lại đây đã thay đổi hoàn toàn thói quen của con người, chuyển dịch lên online trong nhiều lĩnh vực từ thông tin, viễn thông, vận tải cho đến du lịch, giáo dục và tài chính. Y tế cũng không ngoại lệ. eDoctor của Tiến sĩ Huỳnh Phước Thọ và các đồng nghiệp nắm bắt được xu thế này và đang hướng tới một hệ sinh thái khám chữa bệnh trực tuyến.

XU HƯỚNG TẤT YẾU 

Theo tìm hiểu của startup eDoctor, về mặt thị trường, hiện các dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến chiếm chưa đến 1% giá trị giao dịch của toàn thị trường y tế Việt Nam, nên chắc chắn còn nhiều dư địa để phát triển. Các yếu tố bất ngờ như dịch bệnh COVID-19 cũng sẽ làm cho nhu cầu trên nền tảng y tế số tăng mạnh.

 eDoctor, một nền tảng kết hợp với đối tác để tạo ra nhiều dịch vụ, mà trong đó dịch vụ y tế tại nhà, tư vấn từ xa, chọn và đặt lịch thăm khám.
eDoctor, nền tảng được tạo ra, trong đó có dịch vụ y tế tại nhà, tư vấn từ xa, chọn và đặt lịch thăm khám.

Hệ thống bệnh viện quá tải, dân số bùng nổ, các dịch bệnh mới được phát hiện... đang đặt nền y tế thế giới và Việt Nam trước những áp lực mới. Tình trạng này được thấy rõ qua đại dịch COVID-19 khi chính sự thiếu thốn về nhân lực, vật lực tại các bệnh viện đã gây ra hậu quả nặng nề về nhân mạng ngay cả tại các nước có nền y tế phát triển như Mỹ, Đức, Ý…

Vì vậy, chưa bao giờ việc chuyển đổi số, trong đó có lĩnh vực y tế lại diễn ra mạnh mẽ như trong đại dịch COVID-19. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt ứng dụng công nghệ được triển khai nhanh và sâu rộng phục vụ y tế như khai báo y tế cộng đồng NCOVI, truy vết nguồn lây COVID-19 (Bluezone), nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; cổng dịch vụ công trực tuyến của ngành y tế, khám chữa bệnh qua hệ thống internet…

Điều này chứng minh rằng những nền tảng công nghệ dựa trên thiết bị di động rồi đây sẽ thay đổi hoàn toàn thói quen khám chữa bệnh, theo đó mỗi người Việt Nam sẽ được chăm sóc tốt hơn và chính họ sẽ tham gia một cách chủ động hơn vào việc đảm bảo sức khỏe của mình và người thân.

Ngay từ năm 2014 đội ngũ của Tiến sĩ Huỳnh Phước Thọ đã triển khai eDoctor, một nền tảng kết hợp với đối tác để tạo ra nhiều dịch vụ, mà trong đó dịch vụ y tế tại nhà, tư vấn từ xa, chọn và đặt lịch thăm khám... là các dịch vụ cốt lõi mà mọi người đều có thể sử dụng một cách thuận tiện. eDoctor tin tưởng rằng với sự phát triển của công nghệ, nhiều dịch vụ và các kỹ thuật y khoa sẽ được thực hiện tại nhà hoặc tại các tuyến y tế cơ sở, y tế cộng đồng trong tương lai không xa.

eDoctor đảm bảo mỗi người dùng khi sử dụng dịch vụ qua nền tảng công nghệ của eDoctor sẽ có được hồ sơ sức khỏe điện tử trên hệ thống, bao gồm kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội dung khám và tư vấn, từ đó khách hàng có thể theo dõi, hoặc sử dụng cho mục đích khám chữa bệnh sau này.

“eDoctor cũng đang triển khai việc tích hợp hệ thống với các đơn vị y tế, tích hợp công nghệ các thiết bị đeo, thiết bị theo dõi, chẩn đoán từ xa để hỗ trợ y bác sĩ trong việc thực hiện khám chữa bệnh từ xa sau này. Vừa qua, eDoctor cũng đã triển khai được việc bán thuốc và giao thuốc online, là một bước tiến nữa trong việc hoàn chỉnh hệ sinh thái đang xây dựng”, Tiến sĩ Huỳnh Phước Thọ, đồng sáng lập kiêm Phó Tổng Giám đốc của eDoctor, cho biết.

Theo Business Monitor International, chi phí chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam dự kiến tăng từ 170 USD/người/năm vào năm 2017 lên 400 USD/người/năm vào năm 2027. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, ngành y tế Việt Nam sẽ cần tăng ít nhất gấp đôi lượng thiết bị và nhân lực hiện tại trong vòng 10 năm tới. Chuyển đổi số được coi là động lực tạo nên đột phá cho ngành y tế. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của khám chữa bệnh trực tuyến chính là thay đổi thói quen của người dùng, kể cả khách hàng và đối tác. Là đơn vị đi tiên phong nên eDoctor cũng tốn nhiều nguồn lực trong việc dẫn dắt và nâng cao nhận thức của thị trường và người dùng.

 

eDoctor đã xây dựng chặt chẽ quy trình để theo dõi và đảm bảo chất lượng của dịch vụ, kịp thời ghi nhận và giải quyết phản ánh của khách hàng. eDoctor cũng tìm được sự hỗ trợ, cố vấn sâu sát từ các chuyên gia, là những mentor giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế từ công lập đến tư nhân.

Hiện nay, eDoctor có hơn 130 đối tác là các phòng khám và bệnh viện ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương; eDoctor cũng có hơn 1.000 bác sĩ và hơn 600 điều dưỡng viên trên khắp cả nước thường xuyên kết nối và tham gia cung cấp dịch vụ hằng ngày cho người dùng. Ứng dụng eDoctor đã có hơn 300.000 người dùng cài đặt, với tỉ lệ quay lại sử dụng dịch vụ hằng năm lên đến 30%.

Những kết quả này là một thành công đối với eDoctor khi startup này đã trải qua vòng gọi vốn công khai đầu tiên (Pre-series A) với số vốn huy động được là 1,2 triệu USD vào đầu năm 2020. Tiến sĩ Huỳnh Phước Thọ cho biết: “Mục tiêu lâu dài là đưa ứng dụng eDoctor trở thành trợ lý chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam, là điểm chạm đầu tiên của người dùng khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe”.