Xu hướng lãng mạn hóa chết trẻ trong nhạc pop (Kỳ 2 và hết): Thế hệ tự yêu mình cuồng nhiệt
"Trong khi đó, sự thay đổi ở ca từ nhạc poptrong 27 năm qua cho thấy sự lên ngôi của tính ái kỷ (narcissism), lời bài hát toàn tập trung vàocái tôi của người hát".
Ái kỷ = bất chấp rủiro
Sự thay đổi này được phản ánh qua các kết quảnghiên cứu của Twenge. Bà rút ra kết luận người Mỹ trẻ hiện nay tự tin, thực dụng, vật chất và mắcchứng ái kỷ nặng. Chủ đề ám ảnh về cái chết trẻ trong nhạc pop thực ra chỉ phản ánh những tính cáchđó của giới trẻ Mỹ.
"Ái kỷ tương đồng với chấp nhận rủi ro" -Twenge nói với - "Chúng ta đều biết tính áikỷ trong thế hệ ngày nay cao hơn hẳn những thế hệ trước". Khi âm nhạc đậm đặc cái tôi, việc đưa rathông điệp "hãy sống bất chấp mọi rủi ro vì biết đâu chúng ta sẽ chết trẻ" là điều dễhiểu.
. |
Giọng ca vĩ đại Jim Morrison của ban nhạc TheDoors những năm 60 là người không xa lạ gì với rượu và ma túy. Ông qua đời năm 27 tuổi. Nhưng ônghát những bài như . Người ta cũng chorằng tứ quái Beatles đã sáng tác dưới ảnh hưởng của chất kích thích LSD (tương đồng với những chữ cái viết hoa trongtên bài hát).
Chủ đề bao trùm nhạc pop,rock hơn 50 năm
Công bằng mà nói, "sống gấp, chết trẻ" từnglà thông điệp bao trùm nhạc rock các thập niên trước, nay được đại chúng hóa hơn, lại được phổ biếnrộng rãi qua mạng xã hội.
John Covach, Giám đốc Viện âm nhạc đại chúngở Đại học Rochester (Mỹ), khẳng định chủ đề chết trẻ luôn có chỗ trong âm nhạc. Những năm 50, 60,có hẳn một dòng nhạc về cái chết ở tuổi teen với những bài hát nổi tiếng như
"Nếu tìm hiểu kỹ, thì không chỉ trong nhạcrock, mà giới trẻ hậu Thế chiến thứ hai cũng, tràn ngập thái độ sống này. James Dean chính làmột biểu tượng" - Covach nói. Tài tử James Dean là thần tượng của giới trẻ những năm 50, qua đời ởtuổi 24 vì một tai nạn ô tô.
Covach cũng đưa ra một cái nhìn bao dunghơn: "Ở các thập niên trước, cũng có những bài hát nói về sử dụng ma túy amphetamine, nhảy nhótthâu đêm, bị ám ảnh về hình thức và hình ảnh của bản thân trong mắt cộng đồng. Họ hát những bài như để chứng tỏ sự khác biệt của họ với thế hệcha ông".
Còn về chủ đề tiệc tùng? Năm 1982, ca sĩ gạocội Prince từng có bài hát 1999, ca từ như sau: "Họ nói đến năm 2000 mọi bữa tiệc sẽ tàn. Vì thếđêm nay tôi sẽ tiệc tùng như thể đây là năm 1999".
Cũng là cảm thức khải huyền, nhưng lý do tiệctùng của năm 1982 và những năm 2010 ngày nay có khác nhau. Prince nói về chiến tranh. Từ thập niên40 đến 90 là thời kỳ Chiến tranh lạnh. Nỗi sợ chết chóc vì vũ khí hạt nhân bao trùm. Năm 1983, bộphim về hậu tận thế ở Mỹ đã có đến 100 triệungười xem.
Ngày nay kinh tế đi xuống, lại nổi lên các âmmưu chính trị sâu xa, chính phủ ngưng hoạt động, vấn đề ở Syria, Iran, Taliban. Văn hóa chínhlà nơi người dân trốn chạy và náu mình, bộc lộ nỗi bi quan của họ. Họ hát về cái chết.
Theo nếu sử dụng chất kích thích là một biểu hiện liều lĩnh ở giới trẻ, thì giới trẻ Mỹrõ ràng đang sống liều lĩnh. Thống kê của Tổ chức Quản lý sức khỏe tâm thần Mỹ (SAMHSA) cho thấytrong 6 năm qua có sự gia tăng đều đặn trong việc dùng chất kích thích ở lứa tuổi 18-20.
Chất kích thích phổ biến nhất là thuốc lắc(Ecstasy), từng được các ca sĩ Rihanna và Miley Cyrus vài lần nhắc đến trong các bài hát. Đời sốngvà âm nhạc tác động qua lại lẫn nhau, phản ánh lẫn nhau. Quá trình tương tác này có vẻ như khôngbao giờ chấm dứt.
Nguồn Thể thao Văn hóa