Thông tin trên được tờ Wallstreet Journal tiết lộ ngày hôm qua, 17/12. Trong một tài liệucủa mình, Samsung cho biết: "Xe lai và xe điện ngày càng phổ biến trước tình trạng ônhiễm không khí gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệuhóa thạch". Trong một tài liệu khác, hãng cũng đề cập đến việc tạo ra những điềukiện lái xe tốt hơn, dựa trên thông tin y tế của cá nhân tài xế.
Trong những năm 1990, Samsung Motors đã được lập ra và phát triển mẫu các dòng xe mangtên SM (một số cũng đã được bán tại Việt Nam). Tuy nhiên, sau đó bộ phận này bị bán lại choRenault do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Hiện tại, Samsung cũng tham gia vào lĩnh vực xe điện thông qua công ty liên kếtSamsung SDI là một nhà sản xuất pin. Công ty đã hợp tác với BMW, Chrysler và sắp tới làTesla. |
Ở thời điểm hiện tại, xe điện đang được coi phương tiện giao thông của tương lai vì chấmdứt được sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, lược bỏ được nhiều chi tiết cơ khí phức tạp nên hạgiá thành, và không gây ô nhiễm. Tuy nhiên, do chưa sẵn có cơ sở hạ tầng, cùng một vài trở ngại vềmặt kỹ thuật như quãng đường đi được mỗi lần sạc pin còn quá ngắn nên xe điện chưa thể phổ biếnrộng rãi. Chính điều này lại là cơ hội để Samsung đem sức mạnh công nghệ của mình lấn sang cáclĩnh vực khác ngoài điện thoại, TV hay chip điện tử.
Trong thời gian qua, Samsung khá tích cực trong việc đa dạng hóa nguồn doanh thu, từphát triển hệ điều hành của riêng mình cho đến bước nhảy vọt với thiết bị mà ngườidùng có thể đeo trên người (Galaxy Gear). Thị trường ôtô điện có thể là lĩnh vực lạlẫm với một hãng điện tử, nhưng Jae H. Lee - một nhà phân tích thuộc Daiwa Securities tinrằng: "Một khi thế giới bước vào kỷ nguyên của xe điện, ranh giới giữa các nhà sảnxuất ôtô và hãng điện tử sẽ bị xóa mờ".
Nhận định này đã quá rõ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, sản xuất ôtô có rất ít các cải tiến vềmặt cơ khí nhưng lại tiến rất nhanh trong việc ứng dụng các công nghệ điều khiển hiện đại. Đầu tiênlà cân bằng điện tử (ESC) và tiếp đến là cảnh báo chệch làn đường, còn giờ là điều khiển giọng nói,tự "vào chuồng" và tự lái; tiếp sau đó sẽ là nhận diện tâm trạng qua nét mặt, lái xe bằng não. Tấtcả đều là công nghệ điện tử. Cũng như Apple đang làm với iPhone hay iPad, một ngày nào đó nếuSamsung hay Apple đặt hàng Toyota hay Ford chế tạo khung xe cho những chiếc ôtô mang lô-gô Samsunghay Quả táo thì cũng chẳng có gì lạ.
Tất nhiên, việc Samsung đăng ký bằng sáng chế có thể chỉ là một việc tiện tay, có thể là sựdự phòng cho tương lai. Các hãng lớn vẫn thường mua bán bằng sáng chế và hàng trăm trong số đókhông bao giờ được đưa vào sản xuất thương mại.
Nhưng xe hơi Samsung là một tương lai rất gần. Steve Jobs từng vẽ ra chiếc iCar, còn Googleđang đi đầu về xe tự lái.
Viễn cảnh cũng có thể hoàn toàn ngược lại. Các hãng điện tử đang dẫn trước về pin và phần mềmđiều khiển. Nhưng các hãng ôtô truyền thống lại lợi thế ở việc có sẵn cơ sở sản xuất, ở kinh nghiệmchế tạo động cơ điện, ở chỗ nắm giữ nhiều giải pháp về năng lượng, ngoài pin Li-ion còn là pinnhiên liệu hay các loại khí nén. Và Toyota thì đang tỏ ra chẳng kém cạnh bất cứ gã khổng lồ côngnghệ với việc phát triển phần mềm nhận dạng cảm xúc qua nét mặt trên chiếc xe thử nghiệm FV2.
Vậy nên phe cơ khí hay phe công nghệ sẽ thắng là điều khó nói. Có thể một số trong phe này mộtsố trong phe kia sẽ tồn tại bằng cách liên kết hoặc nuốt gọn đối thủ. Hoặc chiến thắng sẽ thuộc vềhãng nào có công nghệ tốt hơn trong lĩnh vực bán hàng. Với chúng ta, với những người vẫn còn mơ vềcông nghiệp ôtô một cách thực chất, nghĩa là có xe chất lượng tốt với giá phù hợp dành cho đa số,điều đó không quan trọng. Mà quan trọng nhất là làm thế nào bắt kịp được xu hướng 2 ngành kể trênsáp nhập thành một, điều sẽ xảy ra có thể chỉ trong 1-2 thập kỷ tới.
Theo SongMoi