William O’neil, nhà đầu tư huyền thoại nước Mỹ. Ảnh: KA.
William O’neil, nhà đầu tư huyền thoại nước Mỹ và những quy tắc đầu tư vàng
William O’neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas. Ông được giới đầu tư lâu năm trên thế giới biết tới là một nhà đầu tư tài ba, một nhà đầu tư huyền thoại ở nước Mỹ. Ở tuổi 30, ông đã trở thành người trẻ nhất mua chỗ ở Sở giao dịch chứng khoán New York và thành lập công ty William O’Neil & Company, Inc. Đồng thời, ông cũng là tác giả và là người sáng lập ra tạp chí tài chính Investor’s Business Daily (Nhật báo kinh doanh của nhà đầu tư).
Ông đã rất thành công và gần như gắn bó cả cuộc đời mình với thị trường chứng khoán như một nhà nghiên cứu và tư vấn tài ba. Và hầu hết những nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng vô cùng lớn, tiêu biểu như Phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng CANSLIM.
- C: Current Quaterly Earnings per Share (Lợi tức trên mỗi cổ phần quý hiện tại): Càng cao càng tốt. - A: Annual Earnings Increases (Tỷ lệ tăng trưởng lợi tức hằng năm): Tìm sự gia tăng đột biến. - N: New Products, New Management, New Highs (Sản phẩm mới, Ban lãnh đạo mới, Đỉnh giá mới): Mua đúng thời điểm. - S: Supply and Demand (Quy luật cung cầu): Cổ phiếu tốt cộng với nhu cầu lớn. - L: Leader or Laggard (Dẫn đầu hay đội sổ): Cổ phiếu của bạn thuộc loại nào? - I: Institutional Sponsorship (Các tổ chức bảo trợ): Theo chân những kẻ dẫn đầu. - M: Market Direction (Xu hướng thị trường): Xác định xu hướng thị trường. |
Theo chia sẻ của ông, ai trong chúng ta hoàn toàn có thể trở thành triệu phú một khi chịu học tiết kiệm và đầu tư đúng cách. Lời khuyên mà William J. O’Neil gửi đến quý độc giả của mình là “Hãy dũng cảm, tích cực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Những cơ hội tuyệt vời vẫn xuất hiện đều đặn hàng năm. Hãy chuẩn bị, học tập, nghiên cứu và tìm kiếm chúng. Thứ mà bạn sẽ tìm thấy là những hạt giống có thể trở thành những cây đại thụ trong tương lai với lòng kiên trì và nỗ lực của bạn, không có điều gì là không thể đạt tới. Bạn có thể làm được và quyết tâm đi tớ thành công của bạn là yếu tố then chốt nhất quyết định việc đó”.
Trích "Làm giàu từ chứng khoán". Ảnh: KA. |
Trong cuốn sách "How To Make Money In Stocks" (Làm giàu từ chứng khoán) của mình, William O’Neil đã gửi gắm không ít những kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng đầu tư cho các bạn đọc. Và một trong số đó là lời nhắn nhủ của ông về những lý do chủ yếu khiến người ta bỏ lỡ những cổ phiếu đại thành công.
Cụ thể, theo quan điểm của William J. O’Neil, có 4 nguyên nhân lớn khiến nhà đầu tư bỏ lỡ những cổ phiếu đại thành công.
Thứ nhất, mất niềm tin, sợ hãi và thiếu hiểu biết. Hầu hết những cổ phiếu đại thành công đều là những công ty mới (IPO trong 7 hoặc 8 năm trở lại). Những tên tuổi mới này chính là những guồng máy tạo ra động lực phát triển, sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới mang tính cách mạng cũng như đa số công nghệ mới. Cách đơn giản nhất là theo dõi xu hướng giá cả, khối lượng giao dịch, doanh thu và lợi tức của tất cả các công ty “trẻ trung” này.
Ảnh: KA. |
Thứ hai, định kiến về tỷ số P/E. Trái ngược với định kiến truyền thống, những cổ phiếu tốt nhất ít khi được bán ở tỷ lệ P/E thấp. Cũng giống như những cầu thủ giỏi nhất luôn đòi mức lương cao nhất. Những công ty tốt luôn được bán ở mức tỷ số P/E cao. Sử dụng tỷ số P/E làm tiêu chuẩn lựa chọn sẽ ngăn bạn mua phần lớn những tỷ số tốt nhất.
Thứ ba, không hiểu rằng những cổ phiếu dẫn dắt thực sự khởi đầu những biến động giá to lớn của chúng từ mức giá gần hoặc tại các đỉnh giá mới, chứ không phải gần các đáy giá mới hoặc những vị trí cách xa đỉnh giá. Các nhà đầu tư thường thích mua các cổ phiếu trông có vẻ rẻ vì nó có giá thấp hơn chính nó vài tháng trước và thế là họ mua cổ phiếu trên đường đi xuống. Họ nghĩ là mình đã mua được món hời. Những thật ra, điều họ nên làm là mua những cổ phiếu đang trên đường đi lên, vừa leo lên đỉnh giá mới sau khi đột phá khỏi một nền tảng hay một khu vực ổn định giá.
Những lời khuyên mà William O’Neil dành cho nhà đầu tư. Ảnh: KA. |
Thứ tư, bán ra quá sớm vì họ bị “giũ bỏ” hoặc quá ham thu lợi sớm để rồi sau đó vất vả mua lại cổ phiếu vì tiếc rẻ. Họ cũng thường bán ra quá trễ, để một thua lỗ nhỏ trở thành một khoản lỗ khổng lồ vì không cắt bỏ khi nó lên tới 8%.