Việt Nam an toàn đến đâu?
Việt Nam đang dần trở thành quốc gia an toàn hơn so với nhiều nước khác và một lần nữa cải thiện mức độ an toàn trong năm 2017. Theo một báo cáo của UL (Underwriters Laboratories), một công ty về khoa học an toàn toàn cầu, công bố bản cập nhật về Chỉ số An toàn UL và cung cấp một phân tích chuyên sâu về tình hình an toàn tại Việt Nam.
Chỉ số An toàn UL cho thấy được hiện trạng thực thi an toàn tương đối của một quốc gia dựa trên ba yếu tố ảnh hưởng an toàn: các yếu tố thể chế (ví dụ như kinh tế và giáo dục), các chuẩn mực an toàn (các quy định hiện tại và cơ sở hạ tầng an toàn) và các kết quả an toàn (thương tích không chủ ý và tử vong). Mỗi một trong 187 quốc gia nhận được một chỉ số đánh giá an toàn tổng thể từ 0 đến 100.
Hà Lan và Na Uy, tiếp theo là Úc, Thụy Điển và Canada, có các giá trị Chỉ Số An Toàn UL cao nhất, trong khi Đan Mạch, Singapore, Đức và Hoa Kỳ giảm về giá trị. Việt Nam đã tăng lên 11 hạng về Chỉ số An toàn UL và hiện đang đứng thứ 76. Điều này giúp cho Việt Nam nâng vị trí xếp hạng lên nằm giữa các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tỷ lệ thương tích nói chung giảm đáng kể, với tử vong do đuối nước giảm xuống 15%, ngộ độc 14% và tử vong do giao thông 8% trong năm 2017.
Những phát hiện mới nhất từ Chỉ số An toàn UL đã đưa ra một số chỉ số đã góp phần vào sự cải thiện của Việt Nam. Đầu tiên, sự tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam tiếp tục giúp cải thiện sức khoẻ và an toàn cộng đồng. GDP bình quân đầu người của quốc gia được cải thiện 12 điểm, và phần lớn đã được tái đầu tư vào các cơ sở hạ tầng và các chương trình tốt hơn. Khi thu nhập cá nhân tăng lên, công dân Việt Nam cũng có thể mua được những sản phẩm có chất lượng và an toàn hơn.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn giáo dục của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể kể từ năm 2000. Do giáo dục là yếu tố chính trong việc đo lường Chỉ số An toàn UL, sự tiến bộ trong lĩnh vực này đã góp phần nâng cao mức độ an toàn ở Việt Nam. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, như Dự án Cải tạo giáo dục Đại học gần đây, đã góp phần vào thành tựu này. Cuối cùng, Việt Nam cũng cải thiện việc sử dụng công nghệ để quản lý tốt hơn an toàn cộng đồng, xác định các mối nguy hiểm, truyền thôngvề các chương trình can thiệp và giảm thiểu tử vong.
Như một quốc gia trên đà phát triển, có rất nhiều cơ hội để thúc đẩy sự an toàn và thực hiện tốt hơn trong tương lai. Các hành động cụ thể để cải thiện sự an toàn bao gồm việc giải quyết tỷ lệ các sự cố đuối nước, sự cố té ngã ở người già và tai nạn giao thông, và đây là vấn đề mà Việt Nam xếp hạng thấp nhất trong các nước ở châu Á.
Chỉ số An toàn UL cho thấy thương tích do tai nạn giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn người đi bộ, xe máy và xe tải chiếm phần lớn các chấn thương giao thông ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cụ thể, phần lớn các tai nạn đường bộ gây tử vong liên quan đến xe máy. Mặc dù việc thực thi luật quốc gia về đội mũ bảo hiểm xe máy được coi là điển hình, nhưng có những dấu hiệu cho thấy cần thêm nổ lực để cải thiện an toàn trên các tuyến đường của Việt Nam như cải thiện các tiêu chuẩn an toàn xe cộ hoặc luật thực thi cho các điều kiện lái xe khác nhau.
Những điểm nổi bật chính từ Chỉ số An toàn UL mới nhất, bao gồm:
• Giữa tất cả các yếu tố ảnh hưởng, các yếu tố thể chế, như mức độ kinh tế và giáo dục, có những ảnh hưởng nhiều nhất lên tổng giá trị của Chỉ số An toàn UL. Ví dụ, trong khi Ấn Độ có các chuẩn mựcan toàn ở mức độ vừa phải (hơn 73), việc thiếu các định chế và nguồn lực mạnh (dưới 43) đã làm giảm giá trị tổng thể Chỉ Số An Toàn UL xuống 63.
• Nhìn chung, Nhật Bản có giá trị Chỉ số An toàn UL cao nhất (89) so với tất cả các nước trong khu vực Đông Á, với tỷ lệ chấn thương giao thông và ngộ độc thấp nhất.
• Mỹ duy trì tổng giá trị an toàn chung là 89 - hơi thấp hơn so với giá trị năm ngoái là 91. Mỹ có giá trị chuẩn mực an toàn đường bộ là 69, sau các nước như Malaysia, Phần Lan và Argentina.