VĐV Nathan Chen của Mỹ giành huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Ảnh:Sebastien Bozon | AFP | Getty Images.
Vận động viên Olympics kiếm được bao nhiêu tiền khi giành huy chương?
Thế vận hội mùa đông 2022 đang diễn ra tốt đẹp tại Bắc Kinh và hơn 200 huy chương đã được trao cho các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.
Đặt chân lên bục vinh danh không chỉ đơn giản là niềm tự hào quốc gia, mà đối với một số người chiến thắng, điều đó đồng nghĩa với giải thưởng tiền mặt và cơ hội tài trợ hàng triệu USD.
Ủy ban Olympics quốc tế không trả tiền thưởng cho những người đoạt huy chương, nhưng nhiều quốc gia thì lại có, dựa trên số huy chương mà VĐV của họ giành được tại Thế vận hội Mùa hè hoặc Thế vận hội Mùa đông.
Dưới đây là bảng thông tin từ nhiều ủy ban Olympic quốc gia, hiệp hội thể thao và trang tài chính cá nhân Money Under 30, tổng hợp bởi CNBC.
Tiền thưởng
Đây là số tiền mà các VĐV nhận được khi được đặt chân lên bục vinh danh.
Dữ liệu cho thấy Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ thưởng cho các VĐV của mình 37.500 USD cho mỗi huy chương vàng, 22.500 USD cho huy chương bạc và 15.000 USD cho huy chương đồng. Phần lớn số tiền thưởng đó không phải chịu thuế trừ khi các vận động viên có tổng thu nhập vượt quá 1 triệu USD.
Các VĐV Mỹ cũng nhận được các hình thức hỗ trợ khác như bảo hiểm y tế, tiếp cận các cơ sở y tế hàng đầu và hỗ trợ học phí đại học.
Mỹ đã cử hơn 200 VĐV sang Bắc Kinh thi đấu. Đội tuyển Mỹ cho đến nay đã giành được 7 HCV, 6 HCB và 3 HCĐ.
Tại các trận đấu mùa hè năm 2021, các VĐV Mỹ đã mang về 39 HCV, 41 HCB và 33 HCĐ, chiếm số lượng huy chương cao nhất ở Tokyo.
Các nước khác trả bao nhiêu?
Một số quốc gia thậm chí còn thưởng khoản tiền lớn hơn cho các VĐV thắng giải. Các chuyên gia cho rằng một số giải thưởng là nỗ lực nhằm phát triển nền văn hóa thể thao quốc gia.
Ảnh: Wang Xianmin | Visual China Group | Getty Images. |
Chẳng hạn như các tuyển thủ Singapore, khi đoạt HCV họ sẽ được thưởng nhiều hơn gần 20 lần so với tuyển thủ Mỹ, mức thưởng là 1 triệu SGD (737.000 USD). Tiền thưởng phải chịu thuế và những người chiến thắng được yêu cầu phải trả lại một phần cho các hiệp hội thể thao quốc gia để đào tạo và phát triển trong tương lai.
Kazakhstan trả khoảng 250.000 USD cho một HCV, Ý trả khoảng 213.000 USD, Philippines khoảng 200.000 USD và Malaysia cũng đưa ra những phần thưởng hậu hĩnh cho các VĐV nước nhà. Hồng Kông, quốc gia cạnh tranh riêng với Trung Quốc tại Thế vận hội, năm ngoái đã treo thưởng 5 triệu HKD (641.000 USD) cho người đoạt HCV.
Khi VĐV ném lao của Ấn Độ, Neeraj Chopra, giành được HCV đầu tiên cho đất nước vào năm ngoái, một số chính trị gia và thương hiệu doanh nghiệp đã công bố phần thưởng hàng triệu rupee cho vận động viên này.
Ngoài tiền thưởng huy chương, những người chiến thắng ở các quốc gia này còn được cung cấp các khoản phúc lợi khác.VĐV cử tạ người Philippines, Hidilyn Diaz, giành HCV Olympic đầu tiên cho nước nhà vào năm ngoái, cô đã được tặng hai ngôi nhà và các chuyến bay miễn phí suốt đời.
Để bắt đầu, giành một vị trí trong đội Thế vận hội không phải là chuyện dễ và các VĐV dành phần lớn thời gian của họ để tập luyện cho các trò chơi, khiến tìm kiếm việc làm toàn thời gian cũng trở nên khó khăn hơn. Trong một số môn thể thao, thiết bị và việc tiếp cận các địa điểm tập luyện cũng có thể khiến VĐV phải tốn kém không ít.
Trong khi nhiều VĐV từ các quốc gia lớn hơn, cạnh tranh hơn nhận được tiền hoặc trợ cấp đào tạo từ các hiệp hội thể thao quốc gia, những người khác lại phải làm nhiều công việc khác nhau hoặc kêu gọi tài trợ từ cộng đồng để thực hiện giấc mơ Olympic của họ.
Để được tài trợ thì khó đến mức nào?
Chỉ một số ít VĐV hàng đầu có được những hợp đồng tài trợ trị giá hàng triệu USD, trước khi thi đấu tại Thế vận hội hoặc sau khi đạt được huy chương.
VĐV trượt ván trượt tuyết, Shaun White, đã nhận được tài trợ ván đầu tiên khi mới 7 tuổi, sau khi anh giành HCV Olympic đầu tiên vào năm 2006. Công ty sản xuất ván trượt tuyết Burton đã ký hợp đồng 10 năm với anh và anh White đã bỏ túi khoảng 10 triệu USD tiền tại trợ mỗi năm.
Năm ngoái, VĐV bơi lội người Mỹ, Katie Ledecky, và VĐV thể dục dụng cụ, Simone Biles, đã nhận được hàng triệu USD tiền ủng hộ trước các trận đấu mùa hè, . Trong khi đó, ngôi sao quần vợt Naomi Osaka được cho là đã kiếm 55 triệu USD và được mệnh danh là nữ vận động viên được trả lương cao nhất từ trước đến nay.
Ngôi sao quần vợt Naomi Osaka, nữ vận động viên được trả lương cao nhất từ trước đến nay. Ảnh: Sean M. Haffey | Getty Images. |
Nhưng việc nắm được những hợp đồng béo bở là rất hiếm. Hầu hết các VĐV của Mỹ không được làm đại diện cho các nhãn hàng thể thao và một số không có bất kỳ nhà tài trợ hay hợp đồng nào.
Có thể bạn quan tâm:
Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đối đầu với lạm phát, dịch bệnh và chiến tranh
Nguồn CNBC