Và Cassette đã 50 tuổi
Từ năm 1965, những băng nhạc cassette bắt đầu được bán ra thị trường, lúc đầu chỉ là âm thanh mono nhưng từ năm 1966 đã có băng cassette stereo. Cho đến năm 1988,riêng hãng Philips, đã bán được khoảng 3 tỷ cuộn băng cassette, chưa kể những hãng sản xuất nổitiếng khác như TDK, Maxell, hay Nakamichi…
Dale Wiggins, trưởng bộ phận nghiên cứu của hãng Philips tại Mỹ cho rằng cassette ra đời là nhu cầuthiết yếu để đơn giản hóa việc nghe nhạc, đặc biệt là từ băng cối, một công nghệ khá cồngkềnh.
"Nhưng âm thanh của cassette vẫn mang một màu sắc riêng, cho dù không thật sự hay bằng đĩa nhựanhưng chất âm analog của nó vẫn hơn đứt công nghệ số ngày nay", Patrick Butler, một tay mê cassettechính hiệu, đã "gào" lên như thế trên tờ tạp chí dành cho dân chơi âm thanh, Stereophile.
Ở Trung Đông hay những vùng thôn quê tại châu Á những chiếc băng cassettevẫn được nghe thường xuyên. Tất nhiên thế giới vẫn phát triển nhưng cassette sẽ không bao giờ chết,giống như đĩa than vậy. Sự hoài cổ và giá thành rẻ sẽ giúp chúng tiếp tục tồn tại", Seward nóithêm.
Một chuyên gia của hãng Maxell khẳng định dù có nghe đi nghe lại hàng trăm lần nhưng chất lượngcassette của Maxell ngày xưa vẫn ổn định, nếu bạn không thâu đi thâu lại nhiều lần.
Ở Việt Nam những chiếc băng cassette cũ sau một thời gian nằm kho, giờ cũng khá có giá trị trên thịtrường.Liệu cassette có trở lại thời hoàng kim của mình hay chỉ là một thú chơi hoài niệm? Điều này rấtkhó trả lời. Việc bạn cần phải làm là hãy đem chiếc máy casette ra lau thật sạch, đừng quên chùi đầu từ và chọn lại một cuốn băng ngàyxưa từng rất thích. Hãy nghe lại và rủ những người trẻ nghe cùng. Câu trả lời sẽ nằm ởquyết định sau đó của bạn.
Nguồn Thể thao Văn hóa