Trong năm 2020, Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.800 trang web, ứng dụng cung cấp nội dung vi phạm bản quyền và xóa 3,2 triệu liên kết. Ảnh: CNN.

 
Phùng Mỹ Thứ Năm | 04/03/2021 15:48

Trung Quốc "triệt" những trang web phim vi phạm bản quyền

YYeTs.com là một trong những trang web hoạt động lâu nhất và có nội dung nước ngoài vi phạm bản quyền đã bị đóng vào ngày 2.3.

Web phim truyền hình không bản quyền lâu đời nhất Trung Quốc bị đóng cửa

Khi anh Bill Liang nhận ra rằng, dịch vụ tải xuống và phát trực tuyến của Renren Yingshi (trang web YYeTs.com) không hoạt động nữa, trái tim của anh như thắt lại. YYeTs.com là nơi chàng sinh viên ngành điện ảnh 24 tuổi có thể xem hàng trăm tập các chương trình truyền hình lậu của Mỹ, trong những lúc rảnh rỗi. Nhưng trang web hoạt động lâu nhất và cũng là trang cuối cùng còn lại của Trung Quốc, có nội dung nước ngoài vi phạm bản quyền đã bị đóng vào ngày 2.3. Đây là một phần trong chiến dịch truy quét vi phạm bản quyền của Trung Quốc. Hiện tại, YYeTs.com vẫn hoạt động nhưng không có dịch vụ nào hoạt động nữa.

Renren Yingshi, còn được gọi là YYeTs.com, là một trong những điểm đến lớn nhất và lâu nhất của Trung Quốc cho các chương trình truyền hình và phim nước ngoài vi phạm bản quyền. Ảnh: CNN.
Renren Yingshi, còn được gọi là YYeTs.com, là một trong những điểm đến lớn nhất và lâu nhất của Trung Quốc cho các chương trình truyền hình và phim nước ngoài vi phạm bản quyền. Ảnh: CNN.

"Tôi rất đau lòng khi biết thông tin này. Trang web như một nơi mà qua đó chúng tôi có thể mở rộng tầm nhìn của mình”, anh Bill Liang chia sẻ.

Vào thời điểm đóng cửa, Renren Yingshi đã có hơn 8 triệu người dùng đăng ký và là ngôi nhà của hơn 20.000 chương trình truyền hình và phim vi phạm bản quyền. 

Theo nguồn tin từ các nhà chức trách ở Thượng Hải, những người điều hành trang web đã kiếm được khoảng 16 triệu nhân dân tệ (2,5 triệu USD) trong vài năm qua từ quảng cáo, phí đăng ký và bán ổ cứng chứa nội dung vi phạm bản quyền.

Cuộc truy quét này của Trung Quốc, được các phương tiện truyền thông nhà nước và các chuyên gia sở hữu trí tuệ ca ngợi là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm của quốc gia này trong việc thực thi bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra làn sóng phản ứng dữ dội từ những người xem nội dung nước ngoài không bị kiểm duyệt.

"Game of Thrones" bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc do đồ họa bạo lực và tình dục. Ảnh: CNN.

Sự phản đối kịch liệt của công chúng một phần đến từ việc chính phủ Trung Quốc hạn chế quyền truy cập nội dung nước ngoài quá chặt chẽ. Chẳng hạn, Trung Quốc là 1 trong 4 quốc gia hoặc khu vực, cùng với Triều Tiên, Syria và Crimea, không cho phép truy cập Netflix, nền tảng phát trực tuyến phổ biến nhất thế giới. Quốc gia này cũng giới hạn nghiêm ngặt số lượng phim nước ngoài được chiếu tại các rạp mỗi năm. Và những nội dung được phép chiếu trong nước, phần lớn bị kiểm duyệt gắt gao.

Đối với Thế hệ Millennials (1981-1996) Trung Quốc, xem các chương trình và phim nước ngoài không chỉ để giải trí mà còn là cơ hội để tìm hiểu về thế giới. Nhiều người trong số họ cho rằng những rào cản do chính phủ Trung Quốc áp đặt khiến họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang các trang web vi phạm bản quyền. 

"Two Broke Girls", với sự tham gia của Kat Dennings và Beth Behrs, là một chương trình nổi tiếng trong giới Millennials Trung Quốc. Ảnh: CNN.

Cuộc truy quét để bảo vệ bản quyền

Sự ra đi của Renren Yingshi và phản ứng trước việc đóng cửa các tác phẩm không bị kiểm duyệt cho thấy vẫn còn một sự khát khao rất lớn đối với những nội dung như vậy ở Trung Quốc.

Được thành lập vào năm 2003 bởi một nhóm sinh viên Trung Quốc ở Canada, Renren Yingshi (phim và truyền hình của mọi người), ra đời với mong muốn truyền bá các chương trình truyền hình và phim nước ngoài rộng rãi hơn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc truy cập vào những nội dung đó thông qua các phương tiện hợp pháp là rất khó khăn.

Trong khi đó, nội dung được phép phát sóng ở Trung Quốc cần phải đáp ứng các nguyên tắc nghiêm ngặt. Những bộ phim hoặc chương trình có chủ đề gây tranh cãi, chẳng hạn như Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 chắc chắn bị loại bỏ hoàn toàn. 

Có rất ít dấu hiệu cho thấy những quy tắc này có thể thay đổi. Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sự khoan dung đối với các ý tưởng và giá trị nước ngoài đã giảm sút nghiêm trọng. Văn hóa phương Tây phổ biến được Bắc Kinh coi là nguy cơ chính đối với sự xâm nhập từ nước ngoài nhắm vào giới trẻ Trung Quốc.

 

Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh muốn chống lại một nền tảng "có vị thế" cao như vậy. Theo dữ liệu từ Cục Bản quyền Quốc gia Trung Quốc, trong năm 2020, Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.800 trang web, ứng dụng cung cấp nội dung vi phạm bản quyền và xóa 3,2 triệu liên kết.

Dù điều gì xảy ra với Renren Yingshi, nó cũng để lại một di sản lớn của sự trao đổi văn hóa.

Luật sư Xu Xinming, thuộc Công ty Luật Beijjing có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết: "Với việc truy cập vi phạm bản quyền bị cắt, chính phủ và các công ty nên đền bù bằng cách mở rộng hơn nữa những truy cập hợp pháp, để người dân có nhiều sự lựa chọn hơn".

Có thể bạn quan tâm:

Netflix xem xét mua lại TikTok nếu Microsoft không thể chốt thỏa thuận