Thứ Ba | 10/12/2013 13:40

Triển lãm ảnh xưa của Leon Busy: Tư liệu vô giá về Việt Nam

Những bức ảnh của Leon Busy là tư liệu vô giá về mảng ký ức đã mất dần theo thời gian.

Diễn ra tại 45 Tràng Tiền, triển lãm được tổchức từ ý tưởng của 2 nhà Việt Nam học nổi tiếng đang sống tại Pháp: Nhà sử học Emmanuel Poisson vànhà dân tộc học Đinh Trọng Hiếu. 60 bức ảnh màu được trưng bày đều được lấy từ kho tư liệu của Bảotàng Albert Kahn (Paris).

Sựthật, trước những tấm ảnh này, người Pháp đã có khá nhiều bức ảnh chụp Việt Nam theo thời gian đổbộ vào đây. Nhưng, những bức ảnh của Bảo tàng Albert Kahn mang một màu sắc mới, khi thực hiệnbằng kĩ thuật chụp ảnh vốn dĩ vừa ra đời năm 1907.

Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng triệuphú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy thamvọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Quan điểm của ông khá đơngiản: thời gian sẽ làm xóa mờ hình ảnh của hành tinh chúng ta, và mọi thứ trên bề mặt của trái đấtcũng như mọi sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội…của dân chúng. Hàng loạt dự án chụp ảnh như vậyđược Albert tài trợ triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, để thu về một bộ sưu tập khổnglồ.

Tại Việt Nam, người được giao nhiệm vụ cầmmáy là Leon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương. Đi khắp Bắc Kỳ, Leon chụp khoảng 1700bức ảnh VN trong thời gian 1915- 1920. Đây là lần đầu tiên, số ảnh này được trưng bày tại vùng đấtmà Leon từng cầm máy gần 100 năm trước, với 60 bức ảnh được lựa chọn.

"Cái đáng phục nhất ở Albert Kahn là sự saymê và... chịu chơi. Bởi, kĩ thuật rửa ảnh màu hồi đó rất phức tạp, đòi hỏi cần được xử lý ngay bằngcông nghệ tiên tiến nhất trước khi gửi về Pháp" - KTS Đoàn Bắc, vốn được dư luận biết tới như mộttrong những nhà sưu tập ảnh Hà Nội cổ, nhận xét - "Và, chúng ta càng xúc động hơn khi biếtAlbert phải chịu cảnh phá sản vào năm 1932 và mất trong đói nghèo, còn bộ sưu tập ảnh thì bịsung công và trở thành cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Albert Kahn tại Pháp bây giờ".

Kĩthuật cũ, cùng phương pháp xử lý không hiện đại lại mang đến cho bộ ảnh của Leon Busy một sắc màukhó tả. Như nhận xét của KTS Đoàn Bắc, nước ảnh mộc mạc, nhuốm màu thời gian gây cảm giác rất sâu,khiến người xem như đang chứng kiến những khuôn hình của một bộ phim nhựa truyền thống. Đặcbiệt, trong bối cảnh Bắc Kỳ mới bị chiếm đóng vài chục năm, cảnh vật của Hà Nội và các tỉnh phíaBắc còn rất nguyên sơ, đậm chất văn hóa Á Đông mà chưa kịp "Âu hóa" như vài chục năm saunày.

Leon Busy chụp ảnh với góc nhìn khá tinh tếvà chuẩn mực. Tất cả những bức ảnh của viên sĩ quan Pháp này cho thấy một Bắc bộ khác đến vô cùngso với cuộc sống bây giờ. Từ cảnh vật quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, phố cổ cho tớinhững vùng quê thuộc châu thổ sông Hồng, tất cả đều có sự mở rộng tuyệt đối về không gian và nétsinh hoạt đặc thù, theo 2 chủ đề chính được lựa chọn trong triển lãm: "Cuộc sống hàng ngày - cácnghề và xã hội" và "Môi trường và những đức tin".


Lăng mộ Hoàng Cao Khải tại Hà Nội, hiện chỉ còn là phếtích.

"Có rất nhiều cảnh vật mà Leon ghi lại đã bịphá hủy, không chỉ bởi thiên tai, thời gian hay chiến tranh mà còn từ sự bất cẩn, hoặc thậm chí làhẹp hòi về nhận thức của chúng ta trong một giai đoạn nhất định. Lăng mộ Hoàng Cao Khải là một vídụ điển hình" - GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN, nhận xét - "Bởi thế, đây là những tư liệurất quý, không chỉ để chúng ta chiêm ngưỡng hoặc tham chiếu khi phục hồi những không gian cổ, màcòn cho thấy sự tiếp nối về sắc thái văn hóa VN sau một thế kỷ đầy xáo trộn...".

Còn KTS Đoàn Bắc nhận xét ngắn gọn về tác giảLeon Busy: "Từ góc nhìn lạnh lùng đầy khách quan của một tay máy đến từ phương Tây, Leon đã dần dầncho thấy tình cảm và sự quan tâm tới VN ở những bức ảnh sau này. Với một thời gian cầm máy lâu vàchụp được những bức ảnh như vậy, tôi tin ông phải hiểu và gắn bó với văn hóa VN rấtnhiều".

Triển lãm sẽ kết thúc vào4/1/2014.

Chiêu MinhThể thao & Văn hóa

Nguồn Thể thao Văn hóa


Sự kiện