Thụy Điển có các mục tiêu đầy tham vọng để giảm lượng khí thải. Ảnh: Reuter

 
Diễm Quỳnh Thứ Ba | 21/08/2018 08:44

Thụy Điển trả tiền cho người dân tự sửa đồ thay vì vứt đi

Để ngăn chặn văn hóa “hỏng là bỏ đi rồi mua cái mới” của người dân, Chính phủ Thụy Điển đã công bố một chính sách giảm thuế mới.

Các tỷ phú kiếm tiền từ rác

Các đại dương "nghẹt thở" vì nhựa!


Nhằm giảm tác động tới môi trường

Để chống lại "nền văn hóa tiêu dùng hao phí", Thụy Điển đã tuyên bố giảm thuế khi sửa chữa quần áo, xe đạp, tủ lạnh và máy giặt. Trên xe đạp và quần áo, thuế VAT đã giảm từ 25% xuống còn 12% và người tiêu dùng có thể yêu cầu trả lại thuế thu nhập do thuê người sửa.

Các ưu đãi nhằm giảm tác động môi trường. Nước này có các mục tiêu đầy tham vọng để giảm phát thải khí nhà kính bởi đã thấy tác động của sự lựa chọn của người tiêu dùng thực sự đang gia tăng.

Đề án này dự kiến ​​sẽ gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 54 triệu USD từ thuế, lớn hơn nguồn thu từ thuế. Hơn nữa, nền kinh tế của Thụy Điển đang phát triển mạnh mẽ và chính phủ có thặng dư ngân sách 800 triệu USD.

Thứ trưởng Tài chính Per Bolund đã nói về việc thúc đẩy mọi người hướng tới những lựa chọn tốt hơn, tạo việc làm cho người lao động có tay nghề cao và ngày làm việc 6 tiếng của Thụy Điển.

Đủ lớn để thay đổi thói quen?

Thứ trưởng Tài chính Per Bolund: "Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta đã có một chiếc xe đạp bị hỏng và chúng ta không sửa chữa nó và sau đó bắt đầu sử dụng các phương thức vận tải khác. Nếu sửa, điều này sẽ mở rộng số lượng các công ty cung cấp các loại dịch vụ này, vì vậy sẽ dễ dàng hơn cho người tiêu dùng để sửa chữa mọi thứ.

Thuy Dien tra tien cho nguoi dan tu sua do thay vi vut di
 

Và đôi khi bạn có thể ngạc nhiên bởi sự thay đổi nhỏ về lệ phí thực sự có thể thay đổi hành vi như thế nào. Chúng ta đã thấy rằng trong tình trạng tắc nghẽn ở Stockholm, mức phí chỉ 10 hoặc 20 krona (1-2 USD) thực sự có thể thay đổi các mẫu.

Và trong hàng hóa, việc giảm thuế thực sự khá đáng kể vì hầu hết chi phí sửa chữa thực sự là lao động, vì vậy nó thực sự có thể tạo nên sự khác biệt khá lớn.

Hiện nay ở Thụy Điển, các nhà máy sửa chữa quy mô mới chỉ tập trung ở những thành phố lớn. Vì thế, cơ hội cho các cơ sở sửa chửa nhỏ lẻ ở các thành phố nhỏ, thị trấn, cũng như cho những người thất nghiệp là rất lớn.

Chính phủ Thụy Điển muốn các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ sẽ dần phổ biến khắp nơi trên đất nước này. Điều này yêu cần một lực lượng lao động không nhỏ làm việc trong đó. Cho đến cuối cùng, thị trường lao động sẽ được lợi và tỷ lệ thất nghiệp ắt sẽ giảm.

Sau khi chính sách mới được ban hành, Bộ trưởng Tài chính Per Bolund trả lời trên trang tin của Diễn đàn kinh tế thế giới:

“Trước đây, chúng tôi đã rất thành công trong việc cắt giảm khí nhà kính, lên đến 25% vào những năm 1990. Nhưng sau đó, chúng tôi nhận ra rằng chính việc tiêu dùng, mua hàng hóa của người dân đang ảnh hưởng đến môi trường theo hướng tiêu cực. Thụy Điển muốn trở thành đất nước dẫn dắt cả thế giới về phát triển bền vững, vì thế chúng tôi cần hành động. Mục tiêu say này của chúng tôi không phải khiến cho người ta sản xuất ít đi hay tiêu dùng bớt đi, mà là cả người bán và người mua đều sản xuất và mua những hàng hóa thân thiện với môi trường”.

Với chính sách này, một lần nữa Chính phủ Thụy Điển đã thể hiện sự tài tình trong việc sử dụng các “cú hích kinh tế” (nudges – một khái niệm trong kinh tế hành vi). Trước đây, nước này đã từng rất thành công với chính sách về lương hưu của mình.

Nguồn weforum