Vấn đề là tiết kiệm tư nhân chỉ là một trong nhiều tác nhân ảnh hưởng đến lãi suất. Ảnh: Vincent Kilbride.

 
Nguyên Hồ Thứ Năm | 06/06/2024 15:23

Thế hệ Baby Boomer giàu thì có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế?

Thế hệ Baby Boomer ở Mỹ, sinh từ năm 1946-1964, có tài sản ròng trị giá 76 nghìn tỉ USD, tương đương hơn 1 triệu USD mỗi người.

Baby Boomer (những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1946 đến năm 1964) là thế hệ giàu có nhất từng sống nhưng họ không hề có thói quen chi tiêu hào phóng. Thay vào đó, theo The Economist, động lực tiêu tiền của thế hệ này đang bị gò bó bởi thời gian làm việc đến lúc nghỉ hưu kéo dài hơn, rủi ro phải chi trả cao hơn để chăm sóc tuổi già, việc không biết sẽ sống được bao lâu và mong muốn để lại tài sản cho con cái của họ.

Trong khi vào giữa những năm 1990, người Mỹ trong độ tuổi từ 65-74 chi tiêu nhiều hơn 10% so với thu nhập của họ, thì nhóm tuổi này nhìn chung lại là những người tiết kiệm ròng kể từ năm 2015. Một bức tranh tương tự cũng được thấy ở khắp các nước giàu, từ Canada đến Nhật Bản. Thế hệ đôi khi gắn liền với những chuyến du lịch sang trọng và những ly rượu vang Château Margaux trên thực tế lại "keo kiệt" một cách bất thường.

Điều đó rất quan trọng, vì người về hưu rất đông và giàu có nên hành vi của họ có thể thúc đẩy thị trường vốn. Những người thuộc thế hệ Baby Boomer ở Mỹ, được định nghĩa là những người sinh từ năm 1946-1964, có tài sản ròng trị giá 76 nghìn tỉ USD, tương đương hơn 1 triệu USD mỗi người. Nhưng các nhà kinh tế đã suy đoán rằng, khi kết thúc sự nghiệp, những người thuộc thế hệ này sẽ mở hầu bao của mình, khiến xu hướng chi tiêu bắt đầu. Một số thậm chí còn lo lắng rằng việc người về hưu thanh lý tài sản hàng loạt để phung phí có thể gây ra khủng hoảng thị trường tài sản.

 

Trên toàn cầu, xu hướng già hoá và tăng cường tiết kiệm vẫn tiếp tục chớm nở. Một nhóm học giả ước tính rằng, động lực giảm lãi suất do thay đổi nhân khẩu học đang trở nên mạnh mẽ hơn chứ không yếu đi theo thời gian, do tình trạng già hóa dân số ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và trong tương lai sẽ là Ấn Độ.

Vấn đề là tiết kiệm tư nhân chỉ là một trong nhiều tác nhân ảnh hưởng đến lãi suất. Nhưng lợi suất trái phiếu dài hạn cao, một phần là do tài chính của chính phủ đang ở trong tình trạng tồi tệ, có thể khiến trái phiếu lấn át các khoản tiền tiết kiệm. Nợ công của Mỹ được dự báo sẽ tăng trở lại, bằng một nửa so với nền kinh tế của nước này trong thập kỷ tới, lên 48 nghìn tỉ USD (116% GDP). Trong khi ngân sách của 1/3 các nước giàu trên thế giới đang đi theo hướng không bền vững về lâu dài.

 

Một phần, việc vay mượn quá mức phản ánh chi tiêu chính phủ ngày càng tăng đối với người già, thông qua các phúc lợi phổ cập như chăm sóc sức khỏe và lương hưu miễn phí hoặc các khoản trợ cấp có mục tiêu cho những người về hưu không giàu có. Mặc dù mức trung bình của những người thuộc thế hệ Baby Boomber là khá giả, nhưng số người già khó khăn vẫn còn rất nhiều. Nó cũng xuất phát từ nhu cầu rất lớn về đầu tư xanh để đạt được lượng khí thải carbon ròng bằng 0, cũng như tăng chi tiêu cho việc khắc phục chuỗi cung ứng nhạy cảm và tăng cường phòng thủ. IMF ước tính rằng các nước giàu phải đối mặt với nhu cầu chi tiêu hàng năm tăng thêm từ 6-7% GDP vào năm 2030. Đầu tư khu vực tư nhân cao hơn để theo đuổi các mục tiêu này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, cũng như sự bùng nổ chi tiêu vốn cho cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo.

Ngày càng khó có khả năng tiền tiết kiệm, ngay cả tiền tiết kiệm của dân số già và người già, có thể tài trợ cho tất cả những khoản này với giá rẻ, đặc biệt khi các chính phủ chuyển sang bảo hộ và tiêu dùng tiền vào các chính sách công nghiệp kém hiệu quả. Nhu cầu đầu tư trên toàn cầu có thể vượt quá nhu cầu tiết kiệm, thậm chí đối với cả những người thuộc thế hệ Baby Boomer vốn nổi tiếng là "chắt bóp".

Có thể bạn quan tâm:

 Tokyo và Osaka chứng kiến ​​giá căn hộ tăng mạnh nhất thế giới

Nguồn The Economist