Thứ Sáu | 22/08/2014 11:51

Những bức ảnh Pulitzer gây rúng động thế giới

Ảnh Pulitzer kinh điển nhất trong hàng chục năm qua chuyển tải những sự thực mà từ ngữ không bao giờ lột tả được.
Những bức ảnh luôn biết kể chuyện bởi chúng phơi bày sự thật và cảm xúc hiện hữu mà từ ngữ không làm được.

Giải Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất.

Kể từ năm 1942, giải thưởng Pulitzer luôn vinh danh những bức ảnh và bộ ảnh xuất chúng hàng năm. Putlitzer khá ưu tiên các phóng viên ảnh báo chí, vậy những những bức ảnh chiến thắng thường trở thành các biểu tượng hoành tráng.

Cùng chiêm ngưỡng 11 bức ảnh Pulitzer nổi tiếng mọi thời đại:

1. Bãi chiến trường ngập xác chết của binh sĩ Nhật Bản tại đảo Tarawa, thuộc Nam Thái Bình Dương trong năm 1943, thế chiến II. Cảnh tượng xảy ra khi một hạm đội thủy quân lục chiến Hoa Kỳ xâm lược khu vực đảo do Nhật chiếm đóng. Bức ảnh do Frank Filan chụp, được trao giải Pulitzer năm 1944.
Bãi chiến trường ngập xác chết của binh sĩ Nhật Bản tại đảo Tarawa, thuộc Nam Thái Bình Dương trong năm 1943, thế chiến II. Cảnh tượng xảy ra khi một hạm đội thủy quân lục chiến Hoa Kỳ xâm lược khu vực đảo do Nhật chiếm đóng. Bức ảnh do Frank Filan chụp, được trao giải Pulitzer năm 1944. Ảnh: Business Insider

2. Người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và dân tị nạn từ các khu vực khác đang trèo qua chiếc cầu bắc qua sông Taedong trong cuộc chạy trốn quân đội Trung Quốc. Bức ảnh do Max Desfor chụp, đạt giải Pulitzer năm 1951.
Người dân Bình Nhưỡng, Triều Tiên và dân tị nạn từ các khu vực khác đang trèo qua chiếc cầu bắc qua sông Taedong trong cuộc chạy trốn quân đội Trung Quốc. Bức ảnh do Max Desfor chụp, đạt giải Pulitzer năm 1951. Ảnh: Business Insider

3. Sau trận chiến du kích tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia năm 1964, người cha Việt Nam đang ôm xác đứa con của anh khi toán lính biệt kích nhìn xuống từ xe thiết giáp. Bức ảnh giành giải Pulitzer năm 1965.
Sau trận chiến du kích tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia năm 1964, người cha Việt Nam đang ôm xác đứa con của anh khi toán lính biệt kích nhìn xuống từ xe thiết giáp. Bức ảnh giành giải Pulitzer năm 1965. Ảnh: Business Insider

4. Năm 1969, phóng viên ảnh nổi tiếng Edward T. Adams (Eddies Adams) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” (Saigon Execution), ghi lại cảnh tướng "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Năm 1969, phóng viên ảnh huyền thoại Edward T. Adams (Eddies Adams) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” (Saigon Execution), ghi lại cảnh tướng "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ đặc công Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Ảnh: Business Insider

5. Năm1973, phóng viên ảnh Huỳnh Công Út (Nick Út) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng của hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Sự khủng khiếp của chiến tranh” (The Terror of War), ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.
Năm1973, phóng viên ảnh Huỳnh Công Út (Nick Út) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng của hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Sự khủng khiếp của chiến tranh” (The Terror of War), ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”. Ảnh: Business Insider

6. Bức ảnh chụp mật vụ Timothy J.McCarthy, cảnh sát Washington Thomas K.Delehanty và thư ký báo chí của tổng thống James Brady, bị thương trên phố bên ngoài một khách sạn ở Washington sau khi một kẻ ám sát tổng thống Ronald Reagan nổ 6 phát súng vào đám đông. Bức ảnh do Ron Edmonds chụp năm 198.
Bức ảnh chụp mật vụ Timothy J.McCarthy, cảnh sát Washington Thomas K.Delehanty và thư ký báo chí của tổng thống James Brady, bị thương trên phố bên ngoài một khách sạn ở Washington sau khi một kẻ ám sát tổng thống Ronald Reagan nổ 6 phát súng vào đám đông. Bức ảnh do Ron Edmonds chụp năm 1981. Ảnh: Business Insider

7. Một phụ nữ Rwanda trong trại tị nạn cùng với hàng nghìn người khác đang đối mặt với đói khát và không được chăm sóc y tế. Mỗi ngày có khoảng 20 đến 25 người chết ở Rwanda trong suốt thời gian diễn ra các cuộc đụng độ giữa quân phiến loạn và chính phủ Rwanda. Bức ảnh do Jean Marc Bouji chụp năm 1994.
Một phụ nữ Rwanda trong trại tị nạn cùng với hàng nghìn người khác đang đối mặt với đói khát và không được chăm sóc y tế. Mỗi ngày có khoảng 20 đến 25 người chết ở Rwanda trong suốt thời gian diễn ra các cuộc đụng độ giữa quân phiến loạn và chính phủ Rwanda. Bức ảnh do Jean Marc Bouji chụp năm 1994. Ảnh: Business Insider

8. Ảnh của Alan Diaz đoạt giải Pulitzer năm 2001, chụp cậu bé Elian, 6 tuổi, người Cuba nhập cư tự do vào Mỹ, đang sợ hãi khi cảnh sát ập vào nhà.
Ảnh của Alan Diaz đoạt giải Pulitzer năm 2001, chụp cậu bé Elian, 6 tuổi, người Cuba nhập cư tự do vào Mỹ, đang sợ hãi khi cảnh sát ập vào nhà. Ảnh: Business Insider

9. Bức ảnh do John Moore chụp năm 2004, cảnh một người tù trong cũi giam ngoài trời nói chuyện với một cảnh sát tại nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, ngoại ô Baghdad.
Bức ảnh do John Moore chụp năm 2004, cảnh một người tù trong cũi giam ngoài trời nói chuyện với một cảnh sát tại nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, ngoại ô Baghdad. Ảnh: Business Insider

10. Một phụ nữ Palestine đơn độc chống cảnh sát Israel tại khu Bờ Tây năm 2006. Bức ảnh do Oded Balilty chụp, đoạt giải Pulitzer năm 2007.
Một phụ nữ Palestine đơn độc chống cảnh sát Israel tại khu Bờ Tây năm 2006. Bức ảnh do Oded Balilty chụp, đoạt giải Pulitzer năm 2007. Ảnh: Business Insider

 11. Nhiếp ảnh gia của hãng Reuters, Adrees Latif, đoạt giải năm 2008 với bức ảnh này chụp cảnh một người Nhật Bản bị thương khi đang tác nghiệp trong một cuộc biểu tình ở Myanmar. Anh này vẫn cố quay lại đoạn phim về đám đông hỗn loạn lúc nằm bò ra phố.
Nhiếp ảnh gia của hãng Reuters, Adrees Latif, đoạt giải năm 2008 với bức ảnh này chụp cảnh một người Nhật Bản bị thương khi đang tác nghiệp trong một cuộc biểu tình ở Myanmar. Anh này vẫn cố quay đoạn phim về đám đông hỗn loạn lúc nằm bò ra phố Ảnh: Business Insider

Nguồn GAFIN, Business Insider/DVO


Sự kiện