Đằng sau vụ trộm thành công trang sức 1,3 triệu đô của nhân viên Tiffany
Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI khẳng định giữa tháng 11/2012 và khoảng thời gian cô này bị sa thải, 165 món đồ nữ trang đã "bốc hơi". Số nữ trang này gồm "các vòng đeo tay kim cương, vòng bạch kim, khuyên tai và hạt đeo tai bằng kim cương và vàng, nhẫn kim cương bạch kim và mặt dây chuyền bằng kim cương".
Thời điểm còn đương chức, Lederhaas-Okun nói rằng cô này xuất nữ trang ra vì lý do nghề nghiệp như phục vụ mục đích quảng bá hình ảnh sản phẩm, cho các khách hàng tiềm năng coi ngắm, nhưng sau đó không hoàn trả lại chúng.
Ông này cũng nói thêm: "Công ty Tiffany's có một điều luật nói rằng chỉ điều tra những vụ thất thoát sản phẩm có trị giá hơn 25.000 USD. Đây chính là kẽ hở trợ giúp cho hành động thu thập đồ Tiffany's của người phụ nữ này. Nó là cả một quá trình từ từ và có chiến lược".
Hiện tại Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã buộc tội lừa đảo và buôn bán tài sản trái phép đối với Lederhaas-Okun. Cô này sẽ phải ngồi tù 30 năm nếu tòa tuyên án có tội. Đại diện phát ngôn của công ty Tiffany's, ông Carson Glover nói hãng Tiffany's "không có bình luận gì về chuyện này trong thời điểm hiện tại".
Vậy nữ bị cáo này đã làm gì với hàng triệu đôla thu được từ việc ăn cắp trang sức Tiffany?
Các chứng cứ vẫn đang trong quá trình thu thập. Theo ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED), Lederhaas-Okun bán số nữ trang đó dưới tên một công ty ma tự xưng là "nhà thu mua và bán lại nữ trang hàng đầu quốc tế, có trụ sở đặt tại trung tâm Manhattan".
Ice-T là biệt danh của một nhân vật là rapper, diễn viên lâu năm và từng là một tay trộm nữ trang chuyên nghiệp, nghi ngờ rằng Lederhaas-Okun có thể đã từng có khách hàng trước đó.
Anh Ice-T nói "Khi bạn ăn trộm đồ ở số lượng nhiều như thế, nghề cũ của tôi gọi đó là trộm ký gửi hoặc trộm theo đơn đặt hàng. Bạn không thể cứ bày nó ra và mong người ta mua nó được. Mọi thứ phải được trù tính mua đứt bán đoạn và thanh toán trước khi bạn ăn trộm chúng".
Tác giả Selby cho rằng vụ sắp đặt này lẽ ra đã có thể khuất tất hơn. Manhattan, theo lời Seblby, luôn có những "con tốt" dành cho giới nhà giàu và để "thí mạng" cho trộm cắp như mấy nhà đấu giá Christies's hay Sotheby's.
"Nếu bạn mặc suit lịch lãm, xuất hiện tại nhà đấu giá Christie's với một chiếc bình quý hiếm đáng giá 2 triệu USD và không giấu giếm địa chỉ nhà mình ở Connecticut, ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Những tên trộm giấu mặt sẽ không hỏi họ bất cứ câu nào, và nếu có cũng sẽ là mấy lời hỏi qua loa đại khái".
Lederhaas-Okun đã bị bắt ra sao?
Tiffany's phát hiện ra số nữ trang biến mất khi công ty này tiến hành một cuộc kiểm tra hàng hóa trên diện rộng.
Một thư điện tử giữa Lederhaas-Okun và một tay bán nữ trang vô danh bị phát hiện trên máy tính của cô này. Ban đầu, Lederhaas-Okun khăng khăng nói toàn bộ số nữ trang đã được kiểm tra, phục vụ cho một buổi thuyết trình bằng PowerPoint cho sếp. (Vị sếp này phủ nhận lời khai này). Tài liệu điều tra của FED ghi rằng, Lederhaas-Okun sau đó cho hay chỗ nữ trang "mất tích" có thể được tìm thấy trong một phong bì màu trắng ở văn phòng của cô này. Nhưng người ta không tìm ra gì cả.
Chris E.McGoey, một chuyên gia tư vấn an ninh tại Los Angles, cho rằng có thể các nhân viên khác tại công ty Tiffany's đã có ý nghi ngờ rất lâu trước khi xảy ra vụ điều tra. Nhưng có lẽ họ sợ phải mở lời. "Tôi đảm bảo rằng một công ty lớn như Tiffiny's phải giữ các loại hóa đơn và giấy tờ liên quan tới các món hàng", ông nói. "Nhưng Lederhaas-Okun lại qua mặt ở chính khâu này. Các nhân viên báo cáo vấn đề với Lederhaas-Okun. Nhưng vì cô này ắt hẳn đã nói hoặc làm gì đấy khiến họ từ bỏ chuyện tiếp tục gửi các số liệu kiểm kê đó".
"Họ sẽ miễn cưỡng đầu hàng cả trong trường hợp có "lăn tăn" về số nữ trang bị lấy đi mà không được hoàn trả", ông Chris khẳng định.
Dường như số vụ trộm nữ trang ngày càng tăng lên. Đây có phải là một phần của hiện tượng tăng này?
Thực tế đúng là như vậy. Vụ trộm nữ trang quý gây chấn động đầu tiên xảy ra vào Liên Hoan Phim Cannes trong tháng 4 năm nay, khi một món trang sức trị giá 1,4 triệu USD không cánh mà bay khỏi phòng dành cho nhân viên của hãng trang sức Thụy Sỹ Chopard.
Vụ thứ hai xảy ra một tuần sau đó tại một khách sạn khác, trong một bữa tiệc lớn nhân kỷ niệm lần thứ 20 của hãng đồng hồ cao cấp Thụy Sỹ, De Grisogono. Tên trộm nữ trang đã biến mất cùng chiếc vòng cổ kim cương trị giá 2,6 tỉ USD ngay trước mắt 80 vệ sĩ tại sự kiện. Hai món trang sức triệu đô này hiện tại vẫn mất hút và người ta không biết nghi ngờ cho ai.
Tác giả Selby là người từng viết về chuyên đề vụ trộm kim cương trị giá hơn 100 triệu đôla ở Antwerp, vương quốc Bỉ hồi năm 2003 (vụ trộm kim cương lớn nhất thế giới).
Ông cho rằng phần lớn các chứng cứ dẫn đến mặt khuất của các công việc liên quan tới thủ phạm. "Làm sao lũ trộm biết được chính xác chỗ cất giấu an toàn của các món nữ trang? Làm sao chúng có thể ra vào phòng chứa nữ trang mà không bị khóa từ ghi lại? Chúng có gián điệp, một người phải giữ chức vụ cao cấp trong công ty hoặc có nhiều cơ hội làm việc tại đó, như trong trường hợp của Lederhaas-Okun chẳng hạn".
Bọn trộm sẽ làm gì với những món đồ nữ trang hay được trưng bày trước công chúng?
Giới ăn trộm cao cấp có nhiều lựa chọn ngoài các nhà đấu giá giàu có ở Manhattan. Theo Selby, chúng có thể nấu chảy các kim loại quý đi cùng món nữ trang ăn trộm, hoặc bóc tách kim cương ra khỏi món đồ rồi bán rời kim cương.
"Những tên trộm cũng có thể cất giấu chiến lợi phẩm đi đâu đó trong một thời gian để sự việc ít ì xèo, rồi sau đó rửa hàng ở Dubai hoặc Hongkong", Selby nói.
Tuy vậy, cả hai hãng trang sức cao cấp Chopard và De Grisogono tỏ ra khá bàng quan trước những vụ mất mát này.
Fawaz Gurosi, người sáng lập kiêm Giám đốc sáng tạo của hãng De Grisogono nói trong một phát biểu "Những vụ tai nạn như thế này là vô cùng hiếm. Thực tế, vụ mất mát này xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh 20 năm của hãng chúng tôi".
Trong khi đó, Đồng chủ tịch của hãng Chopard, bà Caroline Scheufele nói với một phóng viên "Mọi chuyện ổn thôi. Hãng chúng tôi có đủ loại bảo hiểm mà".
Nguồn Dân Việt/Business Week